Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình công bố Festival Huế 2023 với hoạt động đầu tiên là tái hiện lễ ban sóc tꦰriều Nguyễn trước cửa Ngọ Môn. Hơn 1💫00 người trong trang phục áo quan triều Nguyễn đã tái hiện lễ ban sóc dưới cơn mưa nặng hạt. Sau hơn 30 phút diễn ra nghi lễ, các diễn viên trong trang phục áo quan đã ban tặng lịch cho du khách và người dân.
Lễ ban sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hàng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ ban sóc꧋ dưới sự điều hành của Bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào hoàng cung để hoàng gia dùng, phát cho các quan và phân phát trong dân chúng.
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, tái hiện lễ ban sóc ꦛlà thể hiện tinh thần nhân văn của người xưa, để du khách và 🌼người dân Huế cùng trải nghiệm với di sản cố đô Huế trong ngày đầu năm với nhiều hy vọng mới.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết Festival Huế 2023 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" sẽ có hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng diễn ra liên tục trong năm do các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước thực hiện. "Festival Huế 2023 sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các loại hình tổ chức lễ hội, hướng đến s𝓰ự tham gia của cộng đồn🧸g nhân dân", ông Bình nói.
Thừa Thiên Huế đi đầu trong tổ chức lễ hội đương đại mang 🌌tầm quốc gia, quốc tế là Festival Huế. Trải qua hơn 22 năm, Festival Huế𝕴 đã được chú ý trong hệ thống festival thế giới.
Festival Huế 2023 đặc biệt tập trung các hoạt động kỷ niệm 30 năm quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được ghi danh vào kiệt tác ℱdi sản phi vật thể của nhân loại. Một số hoạt động kỷ niệm năm chẵn thiết lập qua﷽n hệ ngoại giao Việt Nam với các nước cũng sẽ được các đại sứ quán phối hợp với Thừa Thiên Huế tổ chức.
Võ Thạnh