Tuyên bố chung vào hôm 1/11 tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 bắt nguồn từ một sáng kiến của Vương quốc Anh,♊ chủ nhà của hội nghị. Hơn 100 quốc gia - đại diện cho 85% diện tích rừ🃏ng trên thế giới - sẽ có 9 năm để ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng cũng như suy thoái đất.
"Với cam kết chưa từng có này, chúng ta đứng trước cơ hội kết thúc lịch sử lâu dài của loài người với t𒊎ư cách là kẻ chinh phục tự nhiên, và thay vào đó trở thành người bảo vệ tự nhiên", Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh.
Các chính phủ và tổ chức tư nhân đã đ♎ưa ra một loạt sáng kiến bổ sung vào hôm 2/11 để đạt được mục tiêu đó, bao gồm nhiều cam kết liên quan đến nông nghiệp bền vững và những người bảo vệ rừng bản địa.
Trꦚong khoản hỗ trợ 19,2 tỷ USD, 7,2 tỷ USD đến từ các công ty và tổ chức từ thiện. Số tiền này sẽ được sử dụng để khuyến khích sản xuất đậu nành và chăn nuôi gia súc "không phá rừng" ở Nam Mỹ, đồng th🌼ời đầu tư vào việc trồng cây và các giải pháp dựa vào thiên nhiên.
Ngoài nguồn tài trợ tư nhân, 12 quốc gia trong đó có Vương quốc Anh sẽ phân bổ 12 tỷ USD quỹ công từ năm 2021 đến năm 2025 để giải quyết cháy rừng, khôi phục đất và giúp đỡ các cộng đồng bản địa. Theo một🍒 phát ngôn viên của chính phủ Anh, n🅷hững khoản đóng góp này chủ yếu đến từ các cam kết tài chính hiện có.
Việc các quốc gia có diện tích rừng lớn nhất như Nga, Canada, Mỹ, Cộng hòa dân chủ Congo, Colombia, Indonesia và đặc biệt là Brazil, nơi có rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, tham gia vào thỏa thuận này có ý nghĩa rất quan trọng trong nỗ lực xꦏo꧙ay chuyển nạn phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.
Hội nghị COP26 nhằm duy trì mục tiêu giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với t🅷hời kỳ tiền công ngh♐iệp. Các nhà khoa học nhấn mạnh rừng và các giải pháp dựa vào tự nhiên là chìa khóa để đạt được mục tiêu đó.
Đoàn Dương (Theo Reuters/Bloomberg)