Ngày 6/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng chống bạo lực h🌌ọc đường với sự tham gia của hơn 16.000 giáo viên ở gần 600 điểm cầu trên toàn tỉnh. Hội nghị được tổ chức theo chỉ đạo của Chủ tịch ♑tỉnh Nguyễn Văn Phóng sau buổi làm việc với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ hôm 31/3 về việc nữ sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng bị năm bạn cùng lớp lột đồ, đánh hội đồng ngay tại phòng học.
14h cuộc họp mới bắt đầu, tại điểm cầu do Sở Giáo dục và Đಌào tạo tỉnh Hưng Yên chủ trì, khoảng 100 người đã có mặt trước gần một tiếng. Chia sẻ rất buồn trước sự việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, ông Nguyễn Văn Phê, nói: "Cách đây đúng bốn tháng, chúng tôi tổ chức hội nghị trực tuyến về bạo lực học đường với sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục. Và hôm nay, một lần nữa hội nghị được tổ chức".
Giám đốc Phê thông tin trong hội nghị hôm nay, Sở sẽ chuyển đến🐠 thầy cô thông điꦐệp về phòng chống bạo lực học đường, phương hướng để tạo môi trường học tập lành mạnh, an toàn trên toàn tỉnh.
Ông Bùi Văn Linh, Phó vụ trưởng phụ trách Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáꦓo dục và Đào tạo), đánh giá hội nghị có ý nghĩa quan trọng, nhằm đưa ra những giải pháp trong nhà trường, hệ thống giáo dục và cả bên ngoài, từ đó khắc phục những tồn tại trong môi trường giáo dục.
Sau khi ông Bùi Văn Linh phổ b🐷iến về Luật trẻ em, Luật bình đẳng giới và một số thông tư về tham vấn tâm lý học đường, ông Phan Xuân Quyết, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên phát biểu, nêu rõ ngành giáo dục tỉnh đã truyền đạt đến các nhà trường, yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ nữ sinh trường THCS Phù Ủng bị đánh, rà soát việc thực hiện các chỉ đạo về xây dựng môi trường học tập lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường.
Ông Quyết cho rằng các nhà trường cần có sự phối hợp với gia đình, địa phương và xã hội, cũng như ngành công an trong công tác quản lý học sinh. Việc thành lập tổ tư vấn tâm lý là cần thiết, tuy nhiên hiện nhiều tไrường học ở Hưng Yên chưa làm được điều này.
Phó giám đốc Sở Giáo dục nhấn mạnh cần chú trọng v🐼iệc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. "Giáo viên phải nắm bắt được diễn biến tâm lý, tình cảm, gần gũi các em hơn nữa trong giờ ra chơi, trước và sau giờ học để phòng tránh tình trạng bạo lực học đường", ông nói và yêu cầu nhà trường không để tình trạng học sဣinh ở lại mà cán bộ giáo viên đã về hết.
17h30 ngày 22/3, 5 học sinh lớp 9A trư🐽ờng THCS Phù Ủng đã lột đồ, đánh bạn ngay tại lớp học và quay video. Gia đình đã nộp đơn đến công an xã và huyện đề nghị làm rõ sự việc sau khi nhận thấy nhà trường có dấu hiệu che giấu. Sáng 30/3, UBND huyện Ân Thi đình chỉ công tác điều hành chung của Hiệu trưởng Nhữ Mạnh Phong để tập trung xử lý sự♊ việc.
Sáng 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên xuống trường làm việc. Ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch tỉnh 🍸Hưng Yên, đã yêu cầu huyện Ân Thi "xem xét ꦓlàm quy trình cách chức đối với Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách đội; xem xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ". Giáo viên chủ nhiệm cần bị xử lý nặng hơn "vì không nắm được tâm tư của học sinh".
Ngày 2/4, UBND huyện Ân Thi đã thà🦂nh lập hội đồng để xem xét quy trình kỷ luật các cá nhân, tổ chức liên quan đến sự việc. Ông Dương Tuấn Doan, Chánh văn phòng UBND huyện Ân Thi, cho biết hội đồng vẫn đang làm việc, dự kiến đầu tuần sau có kết quả cuối cùng.