HĐND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025. Theo đó từ nay đến hết năm 2025, tỉnh sẽ giảm một đơn vị hành chính cấp huyện và 11 xã,🧸 phường.
Cụ thể, toàn bộ diện tích gần 83 km2 và hơn 101.000 dân của huyện Đông Sơn sẽ được sáp nhập vào TP Thanh Hóa. TP Thanh Hóa giữ nguyên tên gọi cũ. 14 đơn vị hà📖nh chính cấp xã của huyện Đông Sơn vẫn giữ ngu♒yên.
Ngoài huyện Đông Sơn, đến năm 2025 tỉnh Thanh Hóa còn 11 xã, phường nằ🌞m trong diện giải thể, sáp nhập ở các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định, Triệu Sơn, Thạch Thành, TP Thanh Hóa, Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn.
Theo ước tính sẽ có 191.000 người dân ở các địa phương kể trên bị tác động do quá trình sáp nhập đơn vị hành chính. Họ phải 💜thay đổi thông tin cư trú trên các loại giấy tờ cá nhân, hồ sơ sổ sách về quyền sở hữu tài sản, đất đai...
Dự kiến các thủ tục sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính cấp huyện, xã phải thực hiện trước dịp bầu cử🀅 HĐND các cấp vào năm 2ꦯ026.
Đây là lần thứ hai trong 5 năm qua Thanh Hóa sắp xếp đơn vị hành chính quy mô lớn. Trước đó, giai đoạn 2019-2021 tỉnh này sáp nhập 143 đơn vị hành chính cấp xã. Số đơn vị cấp xã sau sắp xếp giảm 76, còn 559 xã, phường, thị trấn. D𒆙ự kiến đến hết năm 2025, tỉnh còn 26 đơn vị hành chính cấp huyện, số xã phường, thị trấn giảm thêm 11 đơn vị, còn 548.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 7/2023, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 nhằm giải quyết bất hợp lý về phân định địa giới, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tạo thuận lợi💖 cho quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Các huyện xã thuộc diện bắt buộc sáp nhập có diện tích và dân số dưới♛ 70% tiêu chuẩn; huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200%; xã có diện tích dưới 20% và dân số dưới 300%. Tiêu chuẩn huyện miền ꦐnúi, vùng cao là dân số 80.000 và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000. Quy mô dân số của xã là 5.000-8.000, diện tích từ 30 km2 trở lên.