Số F0 nặng và nguy kịch hôm nay tăng thêm 23 ca so với hôm qua, số liệu của CDC. Ngày trước đó, số này tăng thêm gần 50. Bộ Y tế đang cùng TP HCM thiết lập nhiều khu hồi sức, liên tục nâng công suất giường điều trị bệnh nhân nặng. Chính quyền thành phố đang nỗ lực huy động nhiều biện pháp để giảm F0 nặng, tử vong.
Trung tâm Hồi sức Tích cực Covid-19 (ICU) do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách, đặt tại Bệnh viện dã chiến 16, quận 7, đang điều trị gần 200 bệnh nhân. Đây là một trong 5 trung tâm ICU tuyến cuối do Bộ Y tế cùng TP HCM triể♔n khai, dành cho F0 nặng, nguy kịch, do các bệnh viện lớn tuyến trung ♏ương phụ trách.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết sau gần nửa tháng trung tâm hoạt động, một số bệnh nhân đã hồi phục, chuyển từ nặng sang nhẹ. Trong đêm 19 và ngày 20/8, trung tâm tiếp tục đón thêm n🐟hiều bệnh nhân nặng khác vào điều trị. Tất cả phòng bệnh đều có chuông báo động và các hoạt động được kết nối với trung tâm điều hành qua hệ thống camera. Bất cứ biến chuyển nào của bệnh nhân đều nắm được ngay để có hướng điều trị hợp lý.
Khoảng 400 bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai đã vào đây tham gia điều trị. Nhiều trang thiết bị hiện đại từ Hà Nội cũng được vận chuyểꦛn vào lắp đặt phục vụ người bệnh, đang cần thêm máy lọc máu. Một số tình nguyện viên từ các tôn giáo cũng đã đến hỗ trợ, giúp sức y bác sĩ trong quá trình chăm sóc, điều trị cho người bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai đang đượ🅰c Bộ Y tế phân công giúp các cơ sở y tế của quận 7, quận 8 và hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ.
Trung tâm Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, đặt tại Bệnh viện Quốc tế C༒ity, đang nân⛄g công suất từ hơn 50 giường lên 170 giường bệnh trong tuần này. Nơi này được giao quy mô 250 giường bệnh. 80 giường còn lại cũng sẽ nhanh chóng hoàn thành, theo phó giáo sư Lê Minh Khôi (Phó giám đốc Trung tâm).
Sau hơn nửa tháng hoạt động, một số bệnh nhân rất nguy kịch tại đây dần chuyển nhẹ. Nhiều trường hợp F0 thở oxy dòng cao (HFNC) đã có 💛sự hồi phục. "Có bệnh nhân đã sát cửa tử, nhưng lại được giành giật sự sống một cách thần kỳ, đặc biệt là các sản phụ", phó giáo sư Khôi cho biết.
Dự kiến, khi số giường bệnh ở trung tâm nâng lê🔯n, nơi này sẽ tiếp nhận thêm các thai phụ F0. Trường hợp phải mổ bắt con sẽ đưa theo luồng riêng tới tầng riêng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM để mổ. Sau ca mổ, bệnh nhân nhẹ sẽ được theo dõi và điều trị tiếp tại đó, nặng hơn thì sẽ được chuyển sang Trung 🅺tâm ICU.
Nhiều ngày miệt mài bên giường các bệnh nhân nặng, bác sĩ Trần Nguyễn Thanh Phương bộc bạch: "Cuộc chiến này không phải mới bắt ꦦđầu. Chúng tôi đã từng trải qua những gian nan, những quãng đường cam ꦇgo, nên luôn đặt tinh thần của toàn đội ngũ ở trạng thái phải đối mặt với tình huống vất vả nhất để vượt qua".
Nơi này đang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối giữa bệnh nhân với người nhà vào những khung giờ nhất định, giúp bệnh nhân ấm lòng hơn. Ở thời điểm người thân quây quần như 7-8h tối, các thầy thuốc sẽ sử༺ dụng máy tính bảng trong phòng bệnh để kết nối với người thân của bệnh nhân qua các cuộc gọi video. Các bác sĩ kỳ vọng bệnh nhân nặng dẫu không nói chuyện được, nhưng nhìn thấy hình ảnh người thân sẽ được tiếp thêm sức m💞ạnh, sẽ có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật.
Bên cạnh những trung tâm ICU t🐼uyến cuối nâng công suất điều trị, các bệnh viện dã chiến cũng gấp rút tăng số lượng giường oxy, máy móc điều trị bệnh nhân nặng.
Bác sĩ Lý Quốc Công, Trưởng Khoa Lâm sàng, Bệnh viện dã chiến số 3 cho biết 66 tr𒅌ường hợp phải thở oxy, trong đó 10 ca phải thở oxy dòng cao (HFNC). Bệnh viện chuyển đổi từ khu tái định cư Bình Khánh thuộc TP Thủ Đức, hoạt động đầu tháng 7, quy mô hơn 2.500 giường.
Kế hoạch được giao ban đầu, bệnh viện chỉ nhận bệnh nhân nhẹ, có triệu chứng. Tuy nhiên, để giảm áp lực cho tuyến trên, Sở Y tế TP HCM đã cho phép ℱbệnh viện này điều trị cả bệnh nhân có chuyển biến nặng.
Theo bác sĩ Công꧟, phòng cấp cứu và hồi sức ban đầu dự tính chỉ khoảng 25 giường. Thế nhưng xuất phát từ nhu cầu bức thiết của n🎃gười bệnh cũng như tình hình thực tế nên bệnh viện đã được nâng số giường thở oxy dần lên khoảng 70-100 giường.
"Bệnh Covid-19 có đặc thù là chuyển biến nhanh, nhu cầu về oxy và máy thở cần phải đáp🔯 ứng khẩn cấp nên lượng oxy luôn được chuẩn bị đầy đủ", bác sĩ Công phân tích. Các y bác sĩ tại đây hàng ngày điều trị kết hợp động viên tâm lý, cố gắng đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Mỗi phòng bệnh đều lập nhóm chat trực tuyến để kết nối giữa bện🤡h nhân và thầy thuốc. Đến hết ngày 19/8, bệnh viện đã điều trị khỏi và cho xuất viện tổng cộng khoảng 4.000 người.
Từ ngày 27/4 đến sáng nay, hơn 166.000 ca Covid-19 tại TP HCM được Bộ Y tế công bố. Trong số bệnh nhân đang điều trị hôm nay, có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi. Hơn 83.000 người xuất viện, kể từ đầu năm. Hơn 19.000 F0 cách ly tại n♓hà ngày từ đầu và hơn 21.000 F0 sau xuất viện về theo dõi tại nhà. Ngày 19/8, thành phố ghi nhận 307 trường hợp tử vong.
Từ 0h ngày 23/8, TP HCM tăng cường biện pháp chống Covid-𝔍19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", nhà cách ly với nhà, tổ dân phố với tổ dân phố...