Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cộng dồn đến hết năm 2022 có hơn 2,13 triệu lao động bị doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ một đến dưới ba t🀅háng; 440.800 người bị nợ đóng từ ba tháng trở lên và gần 213.400 người bị "treo" sổ tại các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, nợ BHXH khó thu hồi. Số đang bị nợ BHXH chiếm 17,4% tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Việc chậm đóng diễn ra ở tất cả loại hình doanh nghiệp với số tiền phải tính lãi hơn 13.150 tỷ đồng, chiếm 2,91% tổn🦹g số phải thu. So với năm 2021, tiền chậm đóng tính lãi tăng thêm hơn 660 tỷ đồng. Riêng tiền nợ khó thu hồi tại doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt🍬 động, chủ bỏ trốn hơn 4.000 tỷ đồng.
Hà Nội dẫn đầ♏u về tỷ lệ doanh nghiệp chậm đóng BHXH với 3.660 tỷ đồng; tiếp đến là TP HCM hơn 3.400 tỷ; Hải Phòng 591 tỷ; Cà Mau 86 tỷ và Đăk Nông 44 tỷ đồng.
Ông Dương Văn Hào, Trưởng ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ, cho hay khoản nợ khó thu hồi tồn tích từ năm 1995 - thời điểm thực hiện chính sách BHXH đến nay. Đơn vị này đã phân loại trong số gần 213.400 lao động bị ảnh hưởng có trường hợp giải🌜 quyết BHXH một lần, có người đã hưởng hưu trí và phần lớn tiếp tục đóng bảo hiểm khi chuyển cơ quan.
"Thực tế những lao động này không thể ngồi chờ doanh nghiệp hoạt động trở lại hoặc có nguồn chi trả nên chuyển việc, chuyển doanh nghiệp khác để tiếp tục tham gia hệ thống", ông Hào nói, thêm rằng sauꦫ này nếu doanh nghiệp c꧙ó nguồn kinh phí đóng bù thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ cập nhật quãng thời gian bị nợ đóng để đảm bảo quyền lợi cho lao động.
Theo ông Hào, có nhiều đề xuất xử lý doanh nghiệp chậm đóng BHXH như thêm chế tài xử phạt, phong tỏa tài khoản, song việc xử phạt cần cân nhắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục, giữ việc làm cho lao đ⛎ộng và cần phân biệt rõ doanh nghiệp khó khăn thực sự với đơn vị cố tình trốn đóng.
Bảo hiểm xã hội 🎉Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng giải quyết với gần 213.400 lao động bị doanh nghiệp nợ BHXH khó thu hồi. Theo cơ quan này, lao động đang gặp nhiều khó khăn, có nhu cầu hưởng bảo hiểm và tự nguyện đóng nộp để hưởng 🍸chế độ nên cần giải quyết để đảm bảo quyền lợi, ổn định an ninh, trật tự địa phương.
Ngoài tăng cường kiểm tra doanꦉh nghiệp chậm đóng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị Quốc hội sớm ban hành nghị quyết về xử lý nợ BHXH với doanh nghiệp đã phá sản, giải thể, chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam, doanh nghiệp dừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản không còn khả năng trả nợ BHXH. Các bộ ngành liên quan sớm chia sẻ thông tin dữ liệu doanh nghiệp từ khi thành lập tới lúc ngừng hoạt động để dễ quản lý người lao động tham gia BHXH và thực thi đúng chính sách.
Luật hiện hành quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm cùng cơꩵ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ cho người lao động.
Quyết định 505/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định với doanh nghiệp nợ tiền đóng mà người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng thì đơn vị đó có trách nhiệm đóng đủ BHXH cho người lao động, gồm ꦆtiền lãi chậm đóng. Cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận sổ bảo hiểm để giải quyết quyền lợi cho lao động.
Trường hợp doanh nghiệp chưa đóng 💯đủ thì xác nhận sổ đến thời điểm đã đóng, sau khi thu hồi được tiền nợ thì bổ sung thời gian đóng. Như vậy, lao động vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm song không được tính t🌟hời gian doanh nghiệp nợ đóng BHXH.
Người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh thanh tra Sở Lao động Thương⛄ binh và Xã h🌳ội hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về hành vi vi phạm.
Hồng Chiêu