Chiều 23/10, chị Nguyễn Thị Phượng, 44 tuổi, trú th🔥ôn Đồng Tiến (xã Kỳ Khang) tất bật bơm nước từ giếng khoan lên bể xi măng, cho chảy nhỏ giọt để lọc ra những chậu nước sạch cho con nhỏ tắܫm rửa.
Đây l🦩à công việc hàng ngày của chị trước tình trạng nguồn nước kém chất lượng nhiều năm qua. Theo chị Phượng, nước ngầm trên địa bàn xã Kỳ Khang nếu khoan 8 m thì nhiễm phèn, khoan sâu 30-40 m lại nhiễm mặn. Từ lúc lấy chồng và chuyển về thôn Đồng Tiến sinh sống vào năm 2008 đến nay, ngày nào chị cũng phải bơm nước từ giếng khoan lên lọc để nấu ăn và tắm giặt; với nước uống thì đặt mua bình nước khoáng bán tại các cửa hàng tạp hóa.
Bể xi măng cao 2 m, rộng 1,5 m được chị Phượng xây phía sau nhà bếp, gần một nửa diện tíc🌟h mặt ngoài đã chuyển màu vàng do nước phèn thấm ra. Bể có hai tầng, phía trong bỏ than đá và cát, bên trên trải tấm vải rộng gần 2 m để lọc nước. Khoảng hai tháng, khi vải xuất hiện các lớp cặn bã do phèn, gia chủ lại chi 70.000 đồng mua tấm vải mới để th🎉ay.
"13 năm nay gia đình tôi với 5 thành viên thiếu nước sạch sinh hoạt. Tại các cuộc họp thôn, người dân nhiều lần kiến nghị với chính quyền, mong sớm bố trí nhà máy nư🃏ớc sạch tại xã Kỳ Khang để cuộc sống bớt vất vả, song chưa nhận được phản hồi", chị Phượng nói.
Cách nhà chị Phượng 500 m, bà Thiều Thị Tr༺âm, 50 tuổi, trú thôn Đồng Tiến, cũng chung tình trạng trên. Sống một mình nên người phụ nữ này chỉ sử dụng một bể lọc nhỏ cao gần một mét, múc nước từ giếng khơi lên lọc phục vụ sinh hoạt. Với nước dùng để nấu ăn, bà Trâm làm một bể xi măngꦯ khác, bố trí máng nhựa để hứng nước mưa từ trên mái nhà xuống dùng.
"Vào mùa hè, tôi thường nhờ họ hàng đi xin nước sạch tại các huyện khác, hoặc mua vài bình nước lọc ngoài quán về chắt chiu để nấu cơm và thức ăn. Tình trạng thiếu nước sạch t☂ồn tại năm này qua năm kh𒈔ác khiến chúng tôi rất lo lắng cho sức khỏe của mình", bà Trâm nói.
Nhiều hộ dân ở các xã vùng thượng Kỳ Anh như Kỳ Lạc, Kỳ Thượng... đã tự bỏ tiền, hoặc 4-5 gia đình góp kinh phí mua ch൲ung đường ống nhỏ dài hàng nghìn mét dẫn nước từ suối đưa về bể lọc đặt tại nhà. Một số người kinh tế khó khăn thì tự túc, đưa thùng nhựa lên suối múc nước gánh về dùng.
"Vào mùa hè, chúng tôi phải thuê thợ khoan nhiều mũi trong vườn với độ sâu hơn 40 m, nhưng nhiều lúc không tìm thấy nguồn nước. Việc sử dụng 𒊎nước suối thời gian qua cũng không đảm bảo vệ sinh, bởi nhiều điểm bị ô nhiễm do người dân tận dùng nguồn nước suố𝐆i ngâm cây keo tràm", ông Hải, 51 tuổi, trú xã Kỳ Lạc nói.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, cho biết hiện hơn 30.000 hộ dân (khoảng 120.000 nhân khẩu) trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạ🦹t. "Toàn huyện chỉ vài nghìn hộ ở xã Kỳ Hoa và Kỳ Châu được sử dụng nước sạch từ nhà máy ở thị xã Kỳ Anh cung cấp", ông nói.
Chính quyền địa phương đã lên phương án xây dựng hai nhà máy nước sạch đặt tại xã Kỳ Đồng và Kỳ Lạc, trong đó nhà má𝓰y ở Kỳ Lạc chờ xin ngân sách tỉnh, nhà máy còn lại kêu gọi xã hội hóa song chưa có nhà đầu tư quan tâm.
Nhiều lần đi khảo sát phương án xây nhà máy nước sạch tại huyện Kỳ Anh, ông Hồ Đình Hoài, Phó giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông ౠthôn Hà Tĩnh, phân tích vùng này nước từ ao hồ nhiều, song dân cư thưa thớt. Để xây nhà máy cấp nước cho 60.000 dân, kinh phí khoảng 180 tỷ đồng. Hiện vùng nông thôn như huyện Kỳ Anh giá nước khoảng 3.600 đồng/m3. Nếu nhà máy đặt tại đây, nhu cầu sử dụng nước hạn chế, nhà đầu tư không c🅘ó lãi.
"Để thu hút xã hội hóa rất khó, vì nay 🍸hiện các địa phương chưa có nhiều cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhà máy nước sạch. Tỉnh đang tìm phương án tối ưu để sớm khắc phục tình trạng thiếu nước tại huyện Kỳ Anh", ông Hoài nói.
Kỳ Anh là huy🙈ện phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh, thành lập năm 2015 trên cơ sở tách 33 xã của huyện Kỳ Anh (cũ) r🐷a thành huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Địa bàn có 20 xã, dân số gần 130.000 người, hai lĩnh vực thế mạnh là nông nghiệp và lâm nghiệp, nay trong quá trình nâng cấp và xây dựng hạ tầng.