Biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc dài hơn 1.400 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao 🐻Bằng꧃, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.
Biên giới 🤪này được hoạch định và phân giới cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch định biên giới ngày 20/6/1887 và Công ước bổ sung ngày 20/6/1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc).
Sau khi cách mạng thành công ở mỗi nước, vào cuối thập niên 50 của thế kỷ 20, Việt Nam và Trung Quốc thoả thuận gꩲiữ nguyên trạng đường biên giới giữa hai nước trên cơ sở Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 và sẽ tiến hành hoạch định lại đường biên giới vào lúc thích hợp. Giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, Việt Nam và Trung Quốc chính thức đàm phán về biên giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân các cuộc đàm phán không có tiến triển và đã bị gián đoạn trong một thời gian dài.
Trong hơn 100 năm kể từ khi Công ước Pháp Thanh được ký kết, biên giới giữa hai nước trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do thời tiết, do biến đổi địa hình địa vật và do những biến động chính trị, xã hội ở mỗi nước, cũng như trong quan hệ hai nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới nă💎m 1979. Chẳng hạn, lời văn mô tả và bản đồ có nơi không đầy đủ, chính xác, rõ ràng. Các cột mốc biên giới được cắm từ cuối thế kỷ 19 không được xác định bằng lưới tọa độ, nhiều mốc bị hư hỏng, bị🀅 mất, xê dịch, nhiều mảnh bản đồ gốc không còn. Trên một số khu vực biên giới có sự chuyển dịch dân cư không theo biên giới pháp lý. Vì vậy, hai bên đã nảy sinh nh꧟ững tra🌟nh chấp hết sức phức tạp, từ nhận thức khác nhau về hướng đi của biên giới cho đến lịch sử quản lý thực tế về biên giới.
Nhằm xác định lại chính xác biên giới để quản lý lãnh thổ tốt hơn, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận tiến hành đàm phán hoạch định biên giới mới thay cho Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và tiến hành phân giới cắm mốc tại thực địa dựa trên nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới mới ký năm 1999. Việc phân giới nhằm tránh những tranh chấp phức tạp xảy ra, làm ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa hai nước, ảnh hưởn⭕g đến môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của mỗi nước.
Bốn giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất là Đàm phán, ký kết thỏa thuận nguyên tắc. Các nội ♔dung gồm những căn cứ pháp lý, chính trị, thủ tục pháp lý, hình thức tổ chức, cơ chế đàm phán.
Không có chung một căn cứ pháp lý thì sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề biên giới, nhất là giữa các quốc gia có những tranh chấp biên giới, lãnh thổ phức tạp do❀ lịch sử ꦫđể lại. Đây là tiền đề không thể thiếu khi các bên có thiện chí muốn giải quyết dứt điểm các tranh chấp biên giới lãnh thổ. Nếu không thống nhất được một căn cứ pháp lý, mỗi bên tự ý khai thác tất cả các tư liệu lịဣch sử, địa lý, dân tộc, văn hóa có lợi cho mình thì chắc chắn không bao giờ giải quy🅘ết được tranh chấp phức tạp về biên giới, lãnh thổ quốc gia.
Nếu g🎀iữa Việt Nam và Trung Quốc không thỏa thuận dựa vào hai Công ư𒁃ớc Pháp - Thanh 1887 và 1895, cùng với những tư liệu pháp lý, kỹ thuật kèm theo để xác định lại đường biên giới pháp lý giữa hai nước thì chắc chắn khó có thể giải quyết được vấn đề quan trọng này và khó có được thành quả mang tầm vóc lịch sử.
Bởi vì Trung Quốc có thể lập luận rằng xét về mặt lịch sử thì Việt Nam đã là quận, huyện của Trung Quốc hàng nghìn năm, còn Vi♊ệt Nam thì cũng có thể cho rằng vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây đã là đất của Việt Nam vì "vó ngựa của quân tướng Lý Thường Kiệt đã từng chinh phạt nơi đây". Rồi còn vô vàn những lý do lịch sử, địa dư, văn hóa khác nữa mà bất kỳ ai cũng có thể sưu tầm, khai thác, công bố ♋để biện minh cho “quan điểm lập trường” riêng của họ vì những động cơ khác nhau.
Tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới, gồm có quản lý biên giới theo tình hình thực tế, thẩm quyền giải quyết biên giới cấp Chính phủ và giữ mốc biê꧃n giới.
Giai đoạn thứ hai là Hoạch định biên giới. Nội dung là đàm phán giải quyết các bất đồng, tranh chấp lãnh thổ do nh🧸ận thức khác nhau để thống nhất việc mô tả hướng đi của đường biên giới, thể hiện hướng đi đó trên một bộ bản đồ địa hình mà hai bên thống nhất lựa chọn.
Tất cả nội dung công việc này được thể𝓡 hiện rõ ràng, 🤪đầy đủ, chính xác trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1999, gọi tắt là Hiệp ước biên giới. Nội dung của Hiệp ước này l🀅à nền tảng, là cơ sở pháp lý duy nhất, làm chỗ dựa để các bên triển khai giai đoạn phân giới cắm mốc.
Đây là giai đoạn được các bên tiến hàn✃h đàm phán theo những phương án được chuẩn bị khá công phu, kỹ lưỡng, có sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa các yếu tố chính trị, pháp lý, kỹ thuật. Trong đó yếu tố pháp lý là yếu tố chính xuyên suốt của cả giai đoạn hoạch định biên giới.
Giai đoạn ba là Phân giới, cắm mốc. Đây là giai đoạn chuyển hướng đi của 🥀đường biên giới được mô tả bằng lời văn của Hiệp ước hoạch định biên giới và được vẽ trên bản đồ địa hình kèm theo, ra thực địa và cố định bằng một hệ thống mốc quốc giới.
Giai đoạn này được thực hiện chủ yếu bằng những giải pháp kỹ thuℱật đo đạc, bản đồ tại thực địa. Kết quả của giai đoạn này được ghi nhận trong các biên bảnꦓ phân giới cắm mốc, được thể hiện dưới hình thức là Nghị định thư phân giới cắm mốc, kèm theo bản đồ và các văn kiện có liên quan khác.
Trong quá trình phân giới cắm mốc, nếu hai bên phát hiện có nhưng sai sót, khác với nội dung mô tả trong Hiệp ước hoạch định biên giới, lực lượng làm nhiệm vụ phân giới cắm mốc không có quyền quyết định điều chỉnh mà phải báo cáo lên Chính phủ của mình để thống nhất ký ඣHiệp ước bổ sung vào Hiệp ước hoạch định biên giới đã ký.
Cuối cùng là Giai đoạn bảo vệ và quản lý biên giới, mốc quốc giới, được triển khai sau khi ký kết được các thỏa thuận về việc phối hợp tuần tra bảo vệ, quản lý mốc giới, biên giới; việc qua lại các cửa khẩu biên giới, sử dụng nước và các tài nguyên trên các sông suối biên giới, hợp tác khai thác các cảnh quan trong khu vực biên giới. Các thỏa thuận này được thể hiện trong các hiệp định, nghị định thꦅư, quy định cụ thể, chi tiết, hoàn toàn phù hợp với các nội dung của Hiệp ước biên giới, Nghị định thư phân giới cắm mốc. Đây là căn cứ để các lực lượng, cơ quan quản lý, bảo vệ của các bên liên quan hợp tác cùng nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghi, hợp tác phát triển, ổn định lâu dài.
Việt Nam và Trung Quốc đang hoàn thiện hệ🦩 thống văn bản để hợp tác bảo vệ, quản lý mốc giới, biên giới vì sự nghiệp gìn giữ và phát triển quan hệ láng giềng bình đẳng, hữu nghị, phát triển, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Các nguyên tắc
Tháng 10/1993 Việt Nam và Trung Quốc ký Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới ܫlãnh thổ, gồm ba cấp chuyên viên và một cấp Chính phủ.
Hai n𝔉ước thống nhất được căn cứ pháp lý để đàm phán như sau🎀: “Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Phá✃p và Trung Quốc 1887 và Công ước bổ sung 1895, cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đã được hai Công ước nói trên xác nhận hoặc quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Như vậy, mọi tư liệu lịch sử, bản đồ, sách giáo khoa, thậm chí c♐ả các tài liệu chính thức đã xuất bản trước thời điểm nà𝔉y, nếu không được xác nhận là một bộ phận của Công ước nói trên, đều không có giá trị dùng làm căn cứ để xác định hướng đi của đường biên giới trong quá trình đàm phán lần này.
Thực hiện thỏa thuận nói trên, từ tháng 2/ꦦ1994 đến t𝕴háng 12/1999, hai bên đã họp 6 vòng cấp Chính phủ, 16 vòng nhóm công tác liên hợp, 3 vòng nhóm soạn thảo Hiệp ước.
Tại vòng hai vào tháng 7/1994, nhóm công tác đã trao bản đồ chủ trương, qua đối chiếu có 870 km/1.360 km đường biên giới trùng nhau (67%), 436 km/1.360 km, 289 khu vực không trùng nhau với tổng diện tích hơn 236 km2. Trong đó có 74 khu vực loại A (gần 2 kmജ2) kỹ thuật vẽ chồng lấn nhau, 51 khu vực loại B (hơn 3 km2) không vẽ tới, 164 khu vực loại C do quan điểm hai bên khác nhau, trong đó có một số khu vực tranh chấp trên thực địa.
Tại đàm phán cấp Chính phủ vòng 6 vào tháng 9/1998, hai bên thống nhất phân khu vực C thành 3 loại: khu vực Công ước đã quy định rõ ràng, khu vực một bên quản lý quá hoặc vạch quá đường biên giới, khu vực Công ước không qui định rõ ràng để xử lý theo ng🉐uyên tắc đã thỏa thuận.
Một căn cứ quan trọng để xét "các nguyên tắc đã thỏa thuận" ꦬlà "Thỏa thuận những nguyên tắc cơ giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Việt 🐭- Trung", ký ngày 19/10/1993.
Có hai điểm đáng chú ý ở đây. Thứ nhất, Điểm 3 của Thỏa thuận này quy định: “Sau khi hai bên đối chiếu xác định lại đường biên giới, phàm những vùng꧂ do bất kỳ bên nào quản lý quá đường biên giới, về nguyên tắc cần trả lại cho bên kia không điều kiện”.
Trong quá trì📖nh phân giới cắm mốc, với một số khu vực nhạy cảm do có sự tồn tại của dân cư vượt qua biên giới pháp lý mới được hoạch định, thì hai bên thỏa thuận thực hiện nguyên tắc giảm tối đa tác động đến khu dân cư, điều chỉnh biên giới sao cho cân bằng về diện tích, giữ nguyên hiệꦿn trạng khu dân cư, như nhà cửa, ruộng vườn, nghĩa trang mồ mả.
Thực hiện nguyên tắc tại Điểm 3 nói trên, hai bên đã thỏa thuận xử lý thỏa đáng các khu vực có dân cư sinh sống. Chẳng hạn, 4 khu vực loại C với diện tích hơn 7 km2🐻 có dân cư Việt Nam sinh sống quá đường biên giới pháp lý mới về phía Trung Quốc vẫn được giữ nguyên. 5 khu vực loại C với diện tích gần 6 km2 dân Trung Quốc ở quá đường biên giới pháp lý về phía Việt Nam cũng được giữ nguyên hiện trạng.
Đối với khu vực điểm cao có chốt quân sự, thì các điểm cao nằm trong lãnh thổ🌌 của📖 nước nào thì thuộc nước đó. Với các điểm cao nằm ngay trên đường biên thì không bên nào được phép đóng quân hay không được xây dựng bất kỳ công trình quân sự nào trên đó, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, Điểm 4 của Thỏa thuận năm 1993 quy định: “Đối với những đoạn biên giới đi theo sông, suối, hai bên đồng ý sẽ tính đến mọi tình hình và 𝔍tham khảo tập quán quốc tế, thông qua thương lượng hữu nghị để giải quyết”.
Tại vòng 5 đàm phán cấp Chính phủ, hai bên đạt được thỏa thuận về nguyên tắc giải quyết đường biên giới trên sông suối giữa hai nước. Đối với những đoạn biên giới đã được Công ước 1887, 1895 xác định rõ ràng thì căn cứ vào các quy đ🙈ịnh của Công ước để xác định biên giới, cũng như sự quy thuộc các cồn bãi trên sông suối biên giới. Với những đoạn biên giới theo sông suối chưa được Công ước xác định rõ ràng thì hai bên sẽ áp dụng nguyên tắc phổ biến của luꦉật pháp và tập quán quốc tế để xác định.
Nguyên tắc chung là: "Trê𒊎n các đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được, đường biên giới sẽ đi theo trung tâm luồng chính tàu thuyền chạy. Trên các đoạn sông🍨 suối tàu thuyền không ♒đi lại được, đường biên giới sẽ đi theo trung tâm của dòng chảy hoặc dòng chính".
Đến tháng 12/1999, Việt Nam và Trung Quốc chính thức ký Hiệp ước hoạch định biên giới, đ❀ược Quốc hội hai nước phê chuẩn tr𝄹ong năm 2000. Hiệp ước này mô tả hướng đi của đườnꦐg biên gi🥂ới bằng lời văn và thể hiện bằng đường màu đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000. Dựa vào Hiệp ước này, từ tháng 12/2001, hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc.
Đến cuối năm 20ಌ08, công tác phân giới cắm mốc cơ bản hoàn thành. Kết quả là chiều dài biên giới chính xác là 1.449,566 km, trong đó có 383,914 km đường biêౠn giới đi theo sông suối, cắm được 1.970 cột mốc, trong đó có 1.548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ.
Toàn bộ công việc này được thực hiện để phân vạch đường biên giới trên thực địa một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng, hoàn chỉnh v♈à được đไánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy, bền vững và đủ về số lượng trên thực địa.
Hoàn tất sau hơn 30 năm
Quá trình giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ để xác lập được một hệ thống đường biên giới, mốc quốc giới rõ ràng, chính quy, hiện đại và bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc là một quá trình kéo dài trên 30 năm, với rất nhiều khó khăn trở ♉ngại, không chỉ do lịch sử để lại mà còn do những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, chính trị, pháp lý, tâm lý , tình cảm mà cả hai bên cần phải vượt qua. Sự hợp tác của hai bên trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền đã xuất phát từ lợi ích chính đáng của hai quốc gia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, được hai bên chấp thuận, đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
Giải quyết được vấn đề biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc góp phần tăng cường sự tin cậy giữa các bên liên quan, là cơ hội mới để mở rộng giao lưu hữu nghị, tăng cường hợp tác kinh tế,🐼 thương mại.
Việc hoàn thành phân giới cắm mốc năm 2008 Việt - Trung là sự kiện mang tầm vóc lịch sử trong quan hệ hai nước láng giềng mà theo dòng lịch sử đã ꦕtrải qua nhiều bước thăng trầm.
Hoàn thiện việc xác lập đường biên trên bộ 🙈giữa hai nước Việt - Trung, cùng với việc ký được Hiệp ước phân định vịnh Bắc Bộ, Hiệp định nghề cá trong vịnh Bắc Bộ năm 2000, là những bài học quý báu bổ sung cho thực tiễn pháp lý quốc tế về quy trình xác lập biên giới, ranh giới trên đất liền và trên biển giữa các quốc gia láng giềng, mở ra khả năng tiếp tục giải quyết các vấn đề trên biển giữa hai nước ở Biển Đông.
Trần Công Trục