Chiều 14/1, đại tá Chu An Thanh, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội (PC03), cho biết từ ngày 8/1 đến 13/1, cảnh sát đã phát hiện 9 sự việc sai phạm tại 10 trung tâm đăng kiểm (gồm: 29-14𓆉D, 29-18D, 33-🌠02S, 29-23D, 29-01S, 33-01S, 29-29D, 29-06V, 29-01V, 29-03S).
Sai phạm bị cáo buộc ph🥂ổ biến là nhận hối lộ để bỏ qua các lỗi vi phạm về đăng kiểm với các phương tiện không đủ tiêu chuẩn; trung bình 1-1,5 triệu đồng mỗi xe.
Công an Hà Nội hiện khởi tố 4 vụ án và 18 bị c🌳an tại các trung tâm trên; bao gồm: 3 bị can là giám đốc, một𝓰 phó giám đốc và 14 đăng kiểm viên. Ngoài ra, 57 người là giám đốc, phó giám đốc và đăng kiểm viên đang bị tạm giữ để tiếp tục điều tra.
Nhà chức trách ước tính tổng số tiền các bị can và người liên quan nhận bất chính là hơn 18 tỷ đồng. Công an Hà Nội đang mở rộng điều tra.
Hà Nội có 31 trung tâm đăng kiểm, trong đó 6 trung tâm do Cục Đăng kiểm quản lý, 2 trung tâm do Sở Giao thông Vận tải quản lý, 3♏ trung tâm do Tổng công ty vận tải qu🦋ản lý, 20 trung tâm còn lại do tư nhân xã hội hóa.
Một tháng qua, công an trên cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong đăng kiểm. Riêng Công an TP HCM đã khám xét 13 trung tâm, khởi tố 6 vụ án với 43 bị can về các tội Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác. Mới đây nhất, ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam, bị bắt về hành vi Nhận hối lộ.
Theo cáo bu🧸ộc, sai phạm chủ yếu là bỏ qua lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công hoặc cho thuê phụ tùng không đảm bảo kỹ thuật. Đơn cử, xe mòn lốp thì nộp tiền thay lốp, thay thành thùng, thay một số bộ phận để đảm ෴bảo tiêu chuẩn; sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải...
Theo người phát ngôn Bộ Công an, ước tính 70.000 phươn𓆏g tiện cơ giới được kiểm định theo cách làm luật như vậy. Khoảng 52.300 giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật về bảo vệ môi trường đã được cấp, tiền thu lợi bất chính hàng chục tỷ 🌟đồng.
Hiện, cả nước có 29 trung tâm đăng kiểm bị dừng hoạt động để phục vụ điều tra.