Theo nghiên cứu của Tổ chứ𝄹c Y tế Thế giới (WHO) được công bố trên tạp chí Môi trường Quốc tế hôm 17/5, những người làm việc hơn 55 giờ mỗi tuần sẽ đối mặt với ng🏅uy cơ đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn 17% so với những người tuân theo tiêu chuẩn làm việc 35-40 giờ mỗi tuần.
"Không có công việc nào đáng để đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ hay bệnh tim", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói, kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp và người lao động phải tìm cách🍨 bảo vệ sức khỏe.
Nghiên cứu của WHO về vấn đề nà🍌y cho thấy vào năm 2016, 488 triệu người đã phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe khi làm việc ꩲquá giờ. Đây cũng là năm ghi nhận hơn 745.000 người chết vì làm việc quá sức dẫn tới đột quỵ và bệnh tim.
"Từ năm 2000 đến năm 2016, số người chết v𝓡ì bệnh tim do làm việc nhiều giờ đã tăng 42% và do đột quỵ tăng 19%", WHO cho biết.
Nghiên cứu không đề cập đến năm qua, thời điểm đại dịch Covid-19 đẩy các nền kinh tế vào khủng hoảng và định hình lại cách làm việc của hàng triệu người. Tuy nhiên, nhóm tác giả của nghiên cứu cũng lưu ý tình trạng làm việc quá sức đã tăng trong nhiều năm do loạ♐i hình làm việc từ xa và làm việc bán thời 🐬gian.
"Làm việc từ xa đã trở thành tiêu chuẩn trong nhiều💫 ngành công nghiệp, làm mờ ranh giới giữa nhà và công sở. Ngoài ra, nhiều doa๊nh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô để tiết kiệm chi phí, khiến những nhân viên toàn thời gian phải làm thêm nhiều hơn", Tedros nói.
WHO nhận định nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do làm việc quá sức xảy ra nhiều nhất ở nam giới và ở những người lao động trung niên trở lên. Nếu xếp theo khu vực, người dân ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dươꩵng có nguy cơ rủi ro sức khỏe cao nhất, trong khi người châu Âu có ít nguy cơ nhất.
Nhóm tác giả cho rằng người sử dụng lao động nên linh hoạt hơn trong việc sắp xếp lịch trình và thỏa thuận với nhân viên về số giờ làm việc tối đꦛa. Nghiên cứu cũng đề xuất người lao động sắp xếp chia sẻ giờ làm việc để không ai làm việc quá 55 giờ mỗi tuần.
Để thực hiện báo cáo, nhóm tác giả đã xem xét và phân tích hàng chục nghiên cứu về bệnh tim, đột quỵ. Sau đó, các nhà nghiên cứu ước tính rủi ro sức khỏe của người lao động dựa trên dữ liệu từ một số nguồn, bao gồm hơn 2.300 cuộc khảo💙 sát về giờ làm việc được thực hiện ở 154 quốc gia từ những năm 1970 đến 2018.
Ngọc Ánh (Theo NPR)