Ngày 6/7, Ban Nội chính Tඣrung ương và Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp tổ chức hội thảo khoa học "Phòng, ch꧒ống tham nhũng, tiêu cực - vấn đề lý luận và thực tiễn".
Phát biểu đề dẫn, Phó trưởng ban Nội c🔜hính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạ🌼nh, tham nhũng và tiêu cực có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Tham nhũng là loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản là do suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo 🍷đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Theo Phó b💝an Nội chính Trung ương, thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả, là dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII c⛎ủa Đảng. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Nguyên nhân cơ bản là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện. Trong khi đó, công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực đã được quan tâm chỉ đạo, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng,🔯 chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
"Theo bá🐈o cáo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, 5 năm qua, trên 87.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó trên 46.000 người liên quan đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, chiếm 52,9%", ông nói.
Tham luận tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Thông, 🦩Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương lưu ý, lợi ích nhóm là vấn đề lớn cần quan tâm trong phòng chống tham nhũng. Do đó, cần quy định các hành vi lợi ích nhóm để nhận diện.
Đồng tìnꦐh, ông Lê Hữu Thể, Phó viện trưởng Viện KSND tối cao, cho biết qua các vụ án, ông thấy có dấu hiệu nhiều lãnh đạo cấp tỉnh sử dụng quyền lực để ủng hộ doanh nghiệp này, tiêu diệt doanh nghiệಞp kia.
Cho rằng tham nhũng với tiêu cực có quan hệ rất chặt chẽ, Phó bí thư Tỉnh ủy Nam Định Lê Quốc Chỉnh đồng tình với việc tăng chức năng, quyền hạn cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Ông đề nghị xem xét lại tổ chức cơ quan Ban Nội chính Tỉnh ủy như hiện nay, vì với tối đa 3 phòng, biên chế mỗi phòng không qu✤á 5 người, thêm 3 lãnh đạo là không quá 18 người thì "rất khó làm".
Kết luận hội thảo, GS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, Bộ Chính trị đã 😼có chủ trương phòng chống tham nhũng gắn với phòng chống tiêu cực. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã xác định 27 biểu hiện chống và được cụ thể hóa thành 75 hành vi.
"Những v🦂ấn đề này đều liên quan đến công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực, chống lợi ích nhóm, chủ nghĩa hưởng lạc, thực dụng. Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng cần kiên quyết, kiên trì, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc của toàn dân", ông nói.