Ngày 17/1, Bộ Môi trường Nam Phi công bố số liệu chính thức về số tê giác bị giết hại trái phép trong năm 2013 là 1.004 con, g𓆉ấp hơn 1,5 lần số cá thể bị giết hại để lấy sừng năm 2012. Năm 2013 cũng là năm tồi tệ nhất được ghi nhận về nạn săn trộm tê giác tại quốc gia này.
Sừng tê giác được mạng lưới tội phạm có tổ chức xuyê🦹n quốc gia buôn lậu đến thị trường tiêu thụ chính tại châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc. Tại những nơi này, nhiề𝔍u người sử dụng sừng tê chủ yếu nhằm thể hiện đẳng cấp hay như một loại thần dược.
Quốc gia láng giềng của Nam Phi là Mozambiquꦯe được biết đến với vai trò là điểm trung chuyển cho các hoạt động buôn lậu sừng tê giác, đồng thời là căn cứ hoạt động của những kẻ thường vượt🌳 qua biên giới săn trộm tê giác.
“Nam Phi và Mozambique phải hành động dứt khoát nếu muốn chấm dứt sự cướp đoạt di sản tự nhiên trắng trợn kể trê🤪n", ông Tom Milliken, chuyên gia tê giác thuộc Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài hoang dã (TRAFFIC) nói.
“Buôn lậu và tiêu thụ sừng tê giác không chỉ ဣđơn giản là vấn đề liên quan tới môi trường mà chúng✱ còn là mối đe dọa tới cơ cấu xã hội", Tom Milliken nói thêm.
Tháng 3/2013, các quốc gia thành viên của Công ước về Buôn bán Quốc tế các 𒈔loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) chỉ ra, một số nước có liên quan chặt chẽ đến tội phạm buôn bán tê giác cần có các hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Cuối tháng 12/2012, Nam Phi đã ký một Biên b🔥ản ghi nhớ với Việt Nam về việc xử lý buôn lậu các loài hoang dã giữa hai quốc gia🐭, sau đó sẽ xây dựng một kế hoạch hành động chung bảo vệ tê giác.
Theo Tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện TRAFFIC Đô💧ng Nam, Chương trình Tiể🤡u vùng Mekong mở rộng tại Việt Nam, tê giác trên thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự, vì thế những thoả thuận và tuyên bố cấp cao cần phải được chuyển thành hành động bảo tồn có ý nghĩa, tại cả các quốc gia có loài tê giác sinh sống và ở các nước tiêu thụ chính.
Tân Trung