Hỏi ra mới biết đó là tiếng rao của ông Chánh, người được bà con gọi một cách trìu mế꧙n là “ông🧸 Alô”.
Ông là Nguyễn Chánh, năm nay đã bước qua tuổi 80, ở ⛎thôn Mỹ Lộc, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).
Gần như lúc nào ông cũng khư khꦫư chiếc loa bên mình. Cứ đi chừng 50 thước, ông dừng lại chĩa cái loa sắt lên và lặp lại điệp khúc: “Alô alô, hôm nay...”. Được một quãꦍng khá xa, chừng như tiếng rao đã đến được với mọi người, ông dừng lại, ngồi phệt xuống đất vân vê điếu thuốc rồi châm lửa nhả khói.
Mỗi lần đi tác nghiệp, "ông Alô" luôn hướng chiếc loa về phía các ngôi nhà để đọc thông báo cho mọi người đều nghe rõ. Ảnh: Kiều Mi |
“Tôi đi rao từ thời trước giải phóng”, ông kể. Cái nghề này dính lấy ông cũng hết sức tình cờ. Chả là, trước đây, anh ruột ông là cụ Nguyễn Phó có giọng nói chắc, khoẻ nên được xã cử đi rao để truyền đạt các thông tin của làng nước đến bà con. Một lần, cụ Phó bị ốm không thể đi rao, lo anh không hoàn thành nhiệm vụ, ông vơ lấy cái loa sắt rồi đi alô inh ỏi quanh làng, ai dè bà con khen ông ♏có giọng chắc, khoẻ không kém anh trai.
Thấy vui 🤡vui, hôm sau, rồi hôm sau nữa, ông lại xách loa đi khắp làng. Cứ thế ông trở thành “ông Alô” lúc nào không biết, chỉ nhớ là từ bấy đến nay cũng đã hơn nửa thế kỷ rồi.
Với ông Chánh chỉ có tuổi tác là gánh nặng, còn công việc thì bao giờ cũ꧅ng vậy, khi thôn, xã có yêu cầu thông tin gì đến với bà con, ông luôn sẵn lòng không nề 🔴hà nắng mưa.
Cụ Chánh sở hữu một đôi bàn chân quá khổ, có lẽ vì lội bộ quá nhiều và toàn đi chân đất. Lúc khoẻ đôi chân ông rong ruổi khắp xóm làng. Những lúc trái gió trở trời, chân cẳng tê nhức, cụ mới nhờ đến chiếc xe đạp cà tàng của mình. Theo ông thì: “Phải đi bộ rao nhiều꧟ lần thì dân mới n𒉰ghe, mới nhớ, còn đi xe thì nhiều người không nghe hết nội dung cần thông báo, coi như phí công của mình”.
Cứ mỗi chuyến alô như vậy, cộng hết đường làng ngõ x🍬óm, hang cùng ngõ hẻm trong thôn Mỹ Lộc, ông đi - về ngót gần 3 cây số. Những hôm phải loan những tin quan trọng, nội dung dài, cụ Chánh mất đến 2 tiếng đồng hồ.
Cụ Chánh hơn nửa thế kỷ làm nghề "mõ", luôn trân trọng gìn giữ chiếc loa tay do mình tự chế từ sắt. Ảnh: Kiều Mi |
Bao nhiêu năm qua, công việc của ông Chá🅠nh đã gắn liền với chiều dài lịch sử đất nước, trong đó có 9 năm chống Pháp, 21 năm đán🌳h Mỹ và sau khi nước nhà giải phóng đến nay. Mỗi giai đoạn lịch sử ấy gắn với một cái loa do ông tự thiết kế. Hai chiếc loa thời trước đã hỏng, chỉ một chiếc làm sau ngày giải phóng là còn chịu đời cho tới tận bây giờ.
Việc đi loan tin đối với ông đã thành cái nghiệp, và vì thế cái loa tự tạo cũng được ông nâng niu, cất giữ, lau chùi, như một thứ của quý. Tuy sức khoẻ có phần sa sút, mắt trái của ông bị hỏng nhưng hiện nay giọng đọc thông báo của ông vẫn rất dõng dạc, rõ ràng. Mọi người dân nơꦰi đây đã quá quen với giọng loa thông báo của ông.
Ông bộc bạch: “Thông báo xong rồi nhưng về nhà vẫn lo. Lo vì ngày mai, 🧸tối mốt, lỡ có người không nghe không đi họp được, hoặc quên đem con trẻ đi tiêm phòng, người nông dân quên đi dự hội nghị đầu bờ thì uổng lắm, mình phụ lòng tin của chính quyền, của dân rồi”.
Luôn ý thức tr✨ách nhiệm như thế nên bao giờ ông cũng cần mẫn với công việc. ông chưa bao giờ từ chối một công việc nào khi xã, thôn giao ph🗹ó...
Vào dịp l🎶ễ tết, chính quyền đoàn thể thôn xã luôn nhớ đến ông, đến thăm hỏi động viên, tặng ít bánh kẹo cân trà. Chỉ có vậy thôi👍 nhưng ông lấy làm mãn nguyện lắm, chẳng bao giờ than thở đòi hỏi gì.
Lắm lúc vợ con có “ý kiến’, ông lại lựa lời thuyết phục: "Mình giúp bà con chính quyền như thế có đꦜáng chi, nhiều người còn cống hiến ghê gớm mà họ có đòi hỏi gì💟 đâu. Ngày nào tôi còn sức khoẻ và dân còn cần đến là tôi còn gánh vác công việc".
Còn có một điều đặc biệt hơn là ông Chánh không hề biết chữ vì chưa được học hành gì. Do đó, mỗi khi cần thôꦯng báo điều gì ông phải nhờ người đọc qua nội dung, để ông “thuộc bài”,🌳 sau đó mới diễn giải lại nội dung, “trả bài” cho cán bộ nghe, nếu được “duyệt”, ông mới lên đường để alô...
"Nghe thì dài dòng, qua nhiều công đoạn thế nhưng mọi việc đều trôi chảy", ông Phán, cán bộ thôn⛄ Mỹ Lộc cho biết.
Với người dân Mỹ Lꦓộc, tiếng alô của ông Chánh như một phần không thể thiếu tro꧃ng đời sống của họ...
Kiều Mi - Phạm Khang