Chỉ một tuần trước, Hong Kong vẫn được xem là hình mẫu của châu Á trong💟 cuộc chiến ch🌄ống Covid-19, khi ghi nhận số lượng ca nhiễm tương đối thấp sau nhiều tháng đương đầu với đại dịch.
Thành công đó phần lớn lꦺà nhờ chính quyền đặc khu đã hành động sớm và quyết liệt. Trong khi nCoV lây lan khắp Trung Quốc đại lục, Hong Kong đã sớm thực hiện hàng loạt biện pháp giờ đây được áp dụng trên khắp thế giới: khoanh vùng virus, áp dụng triệt để cách biệt cộng đồng, khuyến nghị người dân rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ.
Hong Kong đã chứng minh cho thế giới thấy những biện pháp này rất hiệu quả trong cuộc chiến chống Covid-19. Thành phố có 7,5 triệu dân nhưng chỉ ghi nhận khoảng 150 người nhiễm nCoV tính đến đầu tháng 3, trong khi số ca nhiễm tăng vọt ở các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như 🌸lây lan nhanh khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, Hong Kong giờ lại cho thế giới thấy một bài học rất khác, đó là: chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn mất cảnh giác quá sớm trước Covid-19.
Số người nhiễm nCoV ở đặc khu tuần trước gần như tăng gấp đôi, trong đó phần lớn là ca nhiễm "ngoại nhập", những người ra nước ngoài học tập và🤡 làm việc, hoặc tìm kiếm ꦰsự an toàn khi thành phố này hứng "bão Covid-19" hồi đầu năm. Giờ đây, họ mang theo virus trở về thành phố.
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam ngày 23/3 tuyên bố tất cả những người không phải cư dân thành phố sẽ bị cấm nhập cảnh từ n🏅gày 25/3. Đây là biện pháp ứng phó mới nhất trong loạt quyết định của chính quyền Hong Kong nhằm đối p🌳hó với làn sóng nCoV mới tấn công từ bên ngoài.
Không chỉ riêng Hong Kong, những nơi được coi là đã "vượt qua đỉnh dịch" như Trung Quốc đại lục, Singapore và Đài Loan cũng đang chứng kiến làn sóng "ngoại nhập" nCoV. Các quốc gia, vùng lãnh thổ này hiện đều bổ sung thêm n🦄hiều hạn chế trước sự gia tăng đột ngột của số ca nhiễm mới.
So với các thành phố lớn ở phương Tây như London hay New York, người dân ở Hong Kong đôi khi có thể cảm thấy như đang sống ở tương lai. Nhiều biện ಌpháp được ban hành🌜 ở thành phố châu Á này từ hồi tháng 2 giờ mới được triển khai ở các đô thị châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, bài học mới của Hong Kong giống như viên thuốc đắng khó nuốt, bởi nó chỉ ra rằng biện pháp cách ly và cách biệt cộng đồng p🦩hải được tiếp tục thực hiện sau đợt bùng phát đầu tiên, nếu không muốn hứng chịu một đợt tấn công thứ hai của Covid-19. Với những nơi bắt đầu phong tỏa để chống dịch, bài học này đồng nghĩa với việc họ sẽ bắt ✤đầu một hành trình dài.
Ngày 2/3, sau vài tuần làm việc từ xa, phần lớn trong số 180.000 công chức Hong Kong trở lại cơ quan. Các doanh nghiệp tư nhân cũng nối gót😼 hoạt động trở lại và hệ thống tàu điện ngầm đột nhiên đông nghịt hành khách trở lại.
Đây dường như là quyết định hợp lý vào thời điểm đó. Ngay cả khi số ca nhiễm tăng liên tục ở Italy và nhiều nơi khác, Hong Kong mới chỉ ghi nhận 100 ca nhiễm nCoV, trong khi s🦋ố ca nhiễm mới tại Trung Quốc đại lục bắt đầu giảm nhanh.
Trong bối cảnh đó, mọi người đều cảm thấy thoải mái hơn, không chỉ vì được tiếp tục đi làm thay vì ở nhà, mà còn được tụ tập ăn uống, tới công viên, dự đám cưới và nh♕iều hoạt động tập thể khác. Dù việc đeo khẩu trang vẫn phổ biến, một số người đã ra ngoài mà không có biện pháp bảo vệ nào, đặc biệt là trong các chuyến đi ngắn. Mọi người đều có cảm giác rằng cuộc sống đang dần trở lại bình thường.
Tuần tiếp theo sau khi mọi người quay trở lại làm việc, chỉ có 5 ca nhiễm mới được phát hiện, hầu hết là "ngoại nhập"🌊. Số ca nhiễm thấp vẫn được duy trì cho tới ngày 16/3, khi thành phố ghi nhận thêm hơn 10 người nhiễm mới.
Giới chức y tế thành phố sớm nhận ra rằng các biện ♉pháp cách ly với người trở về từ nước ngoài là chưa đủ và tình trạng l♐ây nhiễm nCoV trong cộng đồng đã xuất hiện trở lại.
Kể từ đó, thành phố đã chạy đua để kiểm soát đợt bùng phát thứ hai, với nhiều biện pháp ngăn dịch mới được đưa ra, bao gồm gắn vòng điện tử cho tất cả người mới nhập cảnh, buộc họ phải tự cách ly 14 ngày tại nhà và truy tố hình sự người vi phạm lệnh cách ly. Cuối tuần qua, cảnh sát đã tuần tra tại các khu phố đêm để truy tìm người vi phạm lệnh cách ly và ít nhất❀ 5 người đã bị bắt.
Kể từ ngày 23/3, công chức tiếp tục làm việc tại nhà, trong khi nhiều doanh nghiệ꧟p tư nhân dự kiến áp dụng biện pháp tương tự. Một trong những cố vấn y tế hàng đầu của Hong Kong cảnh báo rằng giới chức có thể phải ra lệnh phong tỏa toàn diện và hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng nếu cần thiết để ngăn chặn đợt l💖ây nhiễm mới.
Tất cả khách nước ngoài bị cấm nhập cảnh vào đặc khu từ ngày 25/3. Sân bay quốc tế của thành phố cũng🌳 sẽ không cho phép hành khách quá cảnh. Tất cả người đến thành phố đều phải xét nghiệm, bất kể đến từ đâu. Nhiều quán bar, nhà hàng bị đóng cửa.
Trong cuộc họp báo ngày 21/3, Trưởng đặc khu Carrie Lam𓆏 nói rằng cho đến nay thành phố đã vượt qua hai đợt bùng phát dịch một cách hiệu quả và an toàn.
"Đợt bùng phát đầu tiên là nguy cơ lây nhiễm từ Trung Quốc đại lục và chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Đợt bùng phát thứ hai là tình trạng l🉐ây nhiễm cục bộ, với những cụm dịch phát sinh từ việc tụ tập ăn uống và các hoạt động khác. Giờ, chúng tôi đang đối mặt với đợt bùng phát thứ ba", bà Lam nói.
Bà Lam cho rằng việc mọi người cảm thấy thoải mái൲ khi số ca nhiễm mới giảm xuống như hồi đầu tháng 3 là lẽ tự nhiên. Nhưng bà cho rằng người dân thành phố cần điều chỉnh hành vi, bởi tình hình đã thay đổi và Hong Kong phải đối mặt với đợt bùng phát mới nguy hiểm, khó khăn hơn, phát sinh từ diễn biến của đại dịch trên toàn cầu và số lượng lớn người trở ꧙về thành phố.
Singapore ngày 22/3 cũng áp lệnh cấm nhập cảnh và quá cảnh vô thời hạn đối với tất cả hành khách lưu trú ngắn hạn, khi đảo quốc này cũng phải đau đầu đối phó với ca nhiễm nCov "🅰ngoại nhập" và đợt bùng phát Covid-19 thứ hai.
Đảo🐽 Đài Loan cũng từng thành công trong việc kiểm s🐻oát đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên và đang triển khai nhiều biện pháp mới để tránh sự gia tăng số ca nhiễm từ nước ngoài. Tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đại lục, tất cả chuyến bay quốc tế đều được yêu cầu chuyển hướng tới thành phố khác để kiểm dịch, khi số ca nhiễm "ngoại nhập" tiếp tục tăng.
Biên tập viên James Griffiths của CNN cho rằng châu Á đã đi trước phương Tây nhiều tuần, nếu không muốn nói là nhiều tháng, trong cuộc chiến với Covid-19. Các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ đã chậm trễ trong việc rút kinh nghiệm từ những nước đi trước, khiến họ hiện rơi vào một cuộc khủng hoảng y tế ngày càng trầm trọng. Griffiths hy vọng các nước phương Tây sẽ không phớt lờ bài học mới nhất của cꦆhâu Á: Hãꦑy cảnh giác ngay cả khi mọi thứ dường như đã an toàn.
Thanh Tâm (Theo CNN)