- Từ Mỹ về Việt Nam ba ngày, cuộc sống của chị và các con trong khu cách ly tập trung thế nào?
- Chúng tôi sống trong doanh trại quân đội ở Uông Bí. Niềm vui lớn nhất là ba mẹ con sức khỏe ổn định, đã nhận kết quả âm tính lần một. Ban đầu, tôi rất lo lắng vì các con vốn được chiều từ nhỏ, sống trong điều kiện tốt, chưa trải qua cuộc sống khó khăn bao giờ nên bỡ ngỡ. Từ khi còn ở Mỹ, tôi làm công ♔tác tư tưởng với các cháu: "Ở khu cách ly không được như ở ꦬnhà đâu nhé. Các chiến sĩ phải lo cho rất nhiều người".
Bọn trẻ giờ được cái rất nhạy cảm, hiểu chuyện. Chúng nhanh chóng thích nghi. Mấy ngày đầu, tôi rất stress vì có con nhỏ, lo lắng đủ thứ nhưng bọn trẻ động viên ngược lại ♚mẹ. Khi thấy tôi xắn quần áo, đeo khẩu trang dọn dẹp phòng ốc, toilet, Tôm nói: "Ồ, thì ra việc gì mẹ cũng làm được". Những lúc tôi loay hoay tìm vật dụng này kia, cậu ấy nói: "Mẹ, chúng ta phải tận dụng những gì mình có".
- Lũ trẻ vốn hiếu động, chị làm thế nào để chăm sóc con thời gian này?
- Tôi nghĩ đây là một trải nghiệm đáng quý, kỷ niệm đẹp với các con. Ở trong doanh trại quân đội, các con thích thú vì được nghe tiếng còi triệu tập, xem các chú bộ đội duyệt binh. Ở dưới sân,༺ hai đứa được nhìn đàn bò ăn cỏ nên rất thích thú. Hàng ngày, chúng mong chờ nhất được đi ra hành lang đổ rác.
Tôi thấy người lớn thường hay lo lắng thái quá trong khi lũ trẻ thoải mái tận hưởng mọi môi trường. Tôm gọi nơi chúng tôi ở là "khu cách ly năm sao". Tép rất thích món trứng đ๊úc thịt của các chú bộ đội. Ở đây, ba mẹ con cũng được các cô chú yêu thương rất nhiều, thường xuyên cho quà. Hôm trước, tôi nói với Tép: "Con thấy tấm lòng của mọi người chưa. Mẹ chẳng cho được các cô chú cái gì nhưng mọi người sẵn lòng tặng mẹ con mình nhiều đồ ăn, bánh trái". Bạn Tép liền bảo: "Đâu, mẹ có cho mà". Tôi ngẩn người ra: "Tôi nào có cho cái gì đâu". Cô ấy bẽn lẽn nói: "Giọng hát ý". Nói chung, ba mẹ con rất vui. Tôi hy vọng vài ngày nữa được phép đi lại, có thêm hoạt động với con.
- So với lúc chuẩn bị bay về Việt Nam, tâm trạng chị giờ thế nào?
- Ôi, tôi thoải mái hơn nhiều đấy. Từ trước khi bay, tôi vẽ ra đủ thứ kịch bản tồi tệ, sợ lũ trẻ mệt mỏi này kia. Quả thật chúng có mệt, nhất là khi phải mặc bộ quần áo bảo hộ trên chuyến bay dài từ Mỹ về Việt Nam như thế. Chúng tôi 𓂃đáp xuống sân bay đêm 27/7, phải làm thủ tục đến sáng mới xon🅠g.
Thời tiết nóng bức, phải mặc kín mít nên lũ trẻ rất oải. Tôi cầm chiếc quạt mo được một chị Viꦯệt kiều tặng ở sân bay, quạt phành phạch cho con. Nhưng cậu Tôm vẫn động viên tôi: "Mẹ phải nhìn vào mặt tích cực đi. Chúng ta may mඣắn vì hạ cánh buổi đêm đấy, nếu vào ban ngày, thời tiết còn nóng nữa". Lúc khác, cậu ta lại bảo: "Mẹ, chúng ta sắp được về nhà". Hai cô cậu ấy truyền năng lượng cho tôi. Vì thế, một bà mẹ nhỏ nhắn mới có thể tự xoay xở được với hai cái đuôi và bốn chiếc va ly to đùng.
- Nghĩ lại 5 tháng bị kẹt ở Mỹ, chị cảm thấy thế nào?
- Tôi nghĩ đó là một cái duyên, để ba mẹ con có khoảng thời gian dài bên nhau. Chúng tôi sang Mỹ hồi tháng 2 để thăm họ hàng, dự định đi hai tuần rồi quyết định ở thêm𝕴 hai tuần và cuối cùng kẹt lại 5 tháng. Nhờ quãng thời gian ấy, tôi hiểu tâm lý bọn trẻ, và chúng cũng nể phục bà mẹ này hơn, hiểu rằng mẹ có thể làm mọi việc.
Tôi dành cả buổi sáng để kèm con học, tập đàn. Ở Việt Nam, bọn trẻ có nhiều người giúp đỡ, nên không quen tự chăm sóc bản thân. Tôi dạy các con rửa bát, lau nhà, dọn dẹp, nấu ăn. Bạn Tép biết tự nhào bột làm bánh tặng mẹ. Bọn trẻ nhà tôi rất yêu thiên nhiên nên thỉnh thoảng, ba mẹ con ra ngoài ngắm cảnh đồi. Hai đứa còn tư vấn tôi cách tạo dáng, ch🌜ụp ảnh giúp mẹ.
- Chị nói quãng thời gian ấy giúp bản thân tĩnh lặng hơn. Giờ Hồng Nhung là người thế nào?
- Tôi vẫn như vậy thôi, nhưng biết trân quý cuộc sống hơn. Những ngày ở Mỹ làm tôi quý trọng cuộc sống bình thường, niềm vui khi được hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Tôi thấy con người bị kìm kẹp rất khổ sở nên đồng cảm với những con vật, từ đó quyết định làm đại sứ cho một dự án trồng rừng. Tôm, Tép cũng tham gia cùng mẹ, làm bài thuyết trình về tâm tꦦrạng của một bạn vẹt và bạn lười khi thấy c🧸on người chặt hết cây.
Tôi thấy mình đa năng hơn. Từ một người không biết nấu ăn, nhờ học trên mạng và hỏi bạn bè, tôi nấu được đủ cơm Việt, cơm Tây♊. Ban đầu, các con miễn cưỡng, lịch sự ăn cho mẹ vui nhưng sau đó rất thích cơm mẹ nấu. Tôi nghĩ mình đủ trình độ mở cửa hàng một sao rưỡi.
Ở Việt Nam, công việc bận rộn, tôi không có thời gian ngồi thiền. Sang Mꦇỹ, mỗi ngày tôi ngồi🌌 thiền dưới gốc cây, thấy tâm hồn thư thả, không còn vướng bận điều gì. Tôi kiên nhẫn, dịu dàng hơn. Ngoài ra, tôi có thời gian luyện yoga, tiến bộ rất nhiều.
- Chị làm gì để đỡ nhớ sân khấu?
- Tôi livestream ca hát, trò chuyện với khán giả. Tôi vẫn gặp gỡ những người bạn như cậu Bằng Kiều, anh Huy MC. Nhờ anh Huy MC, tôi lại có duyên gặp lại anh Vũ Quang Trung. Tôi thu thử bài Lời ru mắt em của anh Trung. Mấy anh em cứ thu dần rồi hình thành cả một album Hồng Nhung hát nhạc Vũ Quang Trung, được làm theo phong cách Jazz Acoustic. Anh Trung tính tình mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng lại kỹ càng trong công việc, rất giống tôi. Vì thế, hai anh em rất hợp nhau. Cả album của tôi, ngoại trừ bài Chiều Hà Nội, CD nói về tình yêu.
- Hát về tình yêu, phải chăng chị có niềm vui mới trong chuyện tình cảm?
- Tôi có một mối quan hệ thân thiết, trên mức bạn bè nhưng chưa muốn chia sẻ bởi còn 🐽quá mới mẻ. Tôi không còn là cô gái đôi mươi, không giấu nổi mê say trong ánh mắt, phải vỗ tay reo mừng khi tình yêu đến. Tôi là người phụ nữ trung niên chín chắn, mẹ của hai đứa con đang ở tuổi ẩm ương nên làm gì cũng cần nghĩ tới chúng. Tôi thậm chí còn phải xin phép, bởi chắc gì chúng đã đồng ý.
Tất nhiên, với nghệ sĩ chúng tôi, tình yêu làm cho tâm h🏅ồn thư thái, thăng hoa và sáng tạo hơn. Nhưng hiện tại, tôi xin giữ cho riêng mình và chỉ chia sẻ về hai tình yêu lớn là Tôm và Tép mà thôi. Chúng thừa hưởng tính hài hước của mẹ nên tếu táo lắm. Một lần, Tép bảo: "Con không làm diva đâu, đi đâu, làm gì cũng bị chú ý". Tôi mớಞi đùa: "Ai cho bà làm diva mà làm". Có lúc, chúng nó lại chê "Nhạc của diva buồn, đáng sợ quá" rồi đòi mở nhạc Rock xập xình. Hai đứa con tôi láo lếu thế đấy, nhưng là liều thuốc doping vô giá của mẹ.
Hà Thu