Tại buổi họp báo giới thiệu liveshow Bống là ai? chiều 16/2, ca sĩ nói về cách xưng hô với nhạc sĩ lớn hơn 31 tuổi. Hồng Nhung cho biết lần đầu tiên gặp Trịnh Công Sơn là tại nhà riêng của nhạc sĩ🦩 Nguyễn Thanh Tùng. Khi cô cùng Thanh Lam đang thu âm bài hát, Trịnh Công Sơn bất ngờ xuất hiện. Ca sĩ lúc đó 21 tuổi, gầy gò, có phần nhút nhát khi đứng trước tên tuổi lớn của làng nhạc. Hồng Nhung nhỏ giọng chào: "Cháu chào chú ạ". Trịnh Công Sơn liền hỏi: "Tôi với cô có bà con chi không?". Nghe cô đáp không, ông nói: "Thế thì gọi tôi bằng anh thôi".
"Từ đó trở đi, tôi chỉ gọi Trịnh Công Sơn là anh, vì không có họ hàng gì cả. Hỗn cũng phải chịu, gọi 🦋theo cách anh muốn chứ không thể chiều lòng theo mọi người được", ca sĩ nói. Theo Hồng Nhung, ngoài gọi là anh, mọi người cũng hay gọi nhạc sĩ là cậu Sơn. Đây cũng là hai cách xưng hô mà sinh thời ông thích nhất.
Hồng Nhung là một trong số ca sĩ gắn bó thân thiết và được Trịnh Công Sơn dành nhiều ưu ái. Nhạc sĩ viết cho cô ba ca khúc, lấy biệt danh để đặt nhan đề, đó là Bống bồng ơi, Bống không là Bống, Thuở Bống là người. Năm 1993, khi ca sĩ phát hành album hát nhạc Trịnh, vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng. Nhạc sĩ liền bênh vực: "Hồng Nhung hát nhạc của tôi với hơi thở của thế hệ mới, khiến tôi có chỗ đứng tr♉ong thời hiện tại chứ không chỉ là kẻ nhắc tuồng của quá khứ".
Sau 30 năm, Hồng Nhung hiện thực hóa ý nguyện của cố nhạc sĩ - hát nhạc Trịnh Công Sơn theo phong cách jazz. Ca sĩ cho biết năm 1993, nhạc sĩ đưa cô đi thu âm album Bống bồng ơi tại phòng thu trên gác của một nhà hát bỏ hoang. Khi thu bài Còn mãi tìm nhau, cô chợt ngân nga vài giai điệu theo phong cách jazz. Nhạc sĩ đang ngồi trên thảm, đứng bật dậy làm rơi cả kính, rồi nhìn về phía cô. 🐻Cô lo sợ hỏi tại sao, ông liền nói: "Hồ꧙ng Nhung hát cái phần đó quá hay đi".
"Tôi khi đó còn trẻ, điếc không sợ súng, chỉ biết hát điên loạn thôi, không ngờ Trịnh Công Sơn lại thích. Anh cho rằng cần phải làm♛ một chương trình âm nhạc của mình theo phong cách blue jazz với âm hưởng văn hóa Pháp", cô cho biết.
Ý nguyện của nhạc sĩ bị lãng quên hàng chục năm cho đến khi Hồng Nhung phải ở lại Pháp vì Covid-19. Thời gian đó cô dành thời gian đến các bảo tàng, nhà hát để thưởng thức nghệ thuật Pháp, giao lưu với các nghệ sĩ tên tuổi. Cô nảy ra ý định làm đêm nhạc Trịnh Công Sơn꧋ thuần chất blue jazz.
Ca sĩ sau đó đi học tiếng Pháp, tìm kiếm cơ hội hợp tác các nghệ sĩ tên tuổi như: nhà sản xuất Jean-Sébastien Simonoviez (Pháp), nghệ sĩ guitar Nguyên Lê (Pháp), tay trống Joël Allouche (Algeria), nghệ sĩ piano và trumpet Jean-Sébastien Simonoviez, bass Dominique Di Piazza (Italy), saxophone Quyền Thiện Đắc và ca sĩ Clara Simonoviez (Pháp). Họ cùng nhau phối lại các tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn, t♓hu âm, chỉnh sửa.
Hồng Nhung làm đêm nhạc jazz Bống là ai, dự kiến diễn ra ngày 11 và 12/3 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Show gồm hai phần: Phần đầu là những ca khúc của Trịnh Công Sơn, trong đó, bài Bống bồng ơi, Như cánh vạc bay được chuyển thể tiếng Pháp do nữ ca sĩ Clara Simonovier thể hiện; Phần hai là bài hát do Hồng Nhung sáng tác: Ngày nắng lên chờ, Simple Beauty - Vẻ đẹp giản đơn, My Dream - Giấc mơ của tôi.
"Lần đầu tiên Hồng Nhung mời những nghệ sĩ từ Pháp, Ba Lan, Italy không hiểu tiếng Việt, chưa nghe nhạc Việt cùng b꧙iểu diễn nhạc Trịnh. Cầu nối các nghệ sĩ là âm nhạc, giai điệu không biên giới",🌄 ca sĩ nói.
Ngoài ra, cô phát hành 1.000 đĩa than Bống là ai? gồm tám ca khúc của Trịn𒐪h Công Sơn được các chuyên gia phối lại, kết hợp trưng bày ảnh của cả hai do nhiếp ảnh gia Dương Minh Long chụp.
Hiểu Nhân