Theo thống kê mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm 2024 s🎐ẽ lên đến 329.500 tỷ đồng. Trong khi đó, con số này ở năm ngoái là 144.500 t♏ỷ đồng, năm nay là 271.400 tỷ đồng.
Trước mꦜắt trong giai đoạn cuối năm, áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp cũng rất lớn. Theo HoREA, quý IV là giai đoạn cao điểm đáo hạn trái phiếu của cả năm nay với tổng giá trị lên đến 65.500 tỷ đồng (không tính các lô tráꦰi phiếu đã giãn và hoãn). Gần 80% là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
Còn theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), hai tháng cuối năm ước tính có hơn 41.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. T♋rong số đó, có 16 mã chậm trả lãi và gốc với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng và 47 mã trái phiếu được gia hạn hoặc thay đổi lãi suất.
Áp lực trả nợ trái phiếu lớn trong khi nhiều doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cả💮nh thiếu vốn và hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Từ tháng 8, giá trị mua lại trái phiếu trước hạn luôn thấp hơn giá 🉐trị đáo hạn trái phiếu.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp chọn tập trung đàm phán kéo dài thời gian, t🐠hay vì mua lại trái phiếu đến hạn. Theo VBMA, trong tháng 10, các doanh nghiệp mua lại 13.645 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Còn hoạt động thỏa thuận gia hạn thời hạn trái phiﷺếu ghi nhận hơn 60 tổ chức phát hành thực hiện thành công và đã báo cáo lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 27/10. Theo VNDirect🅰, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được gia hạn kể trên là khoảng 107.000 tỷ đồng.
Thời gian qua, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp còn dư nợ trái phiếu có trách nhiệm với nghĩa vụ trả nợ, nỗ lực cân đối dòng tiền để thu xếp thanh toán đúng hạn. Các công ty gặp khó khăn có thể căn cứ Nghị định 08 để thực hiện các phương án như đàm phán với nhà đầu tư hoán đổi nợ bằng tài sản hợp pháp hoặc đàm phán thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phi🐼ếu. Với trường hợp gia hạn trái phiếu, thời gian tối đa không quá hai năm.
Tất Đạt