Ngân hàng HSBC vừa công bố báo ♈cáo triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 3/2014. Giống với báo cáo về lạm phát được phát đi ngay sau khi Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2, một lần nữa cơ quan này bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về sức mu🐓a trong nước của Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã giảm từ 5,5% trong tháng một (xét theo c🐼ùng kỳ) xuống còn 4,6% - mức thấp trong 5 năm qua, bất chấp quy luật nhu cầu thực phẩm, vận chuyển và hàng gia dụng thường tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán. Số liệu của Tổng 𝐆cục Thống kê cho thấy người tiêu dùng chỉ mua những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, trong khi lại cắt giảm chi tiêu cho nhà cửa và mua quần áo.
Lạm phát cơ bản (loại trừ giá lương thực và năng lượng) so với cùng kỳ năm ngoái đã hạ nhiệt t🏅ừ mức 6,5% trong tháng trước xuống còn 5,9% trong tháng 2. "Chỉ số lạm phát tháng 2 yếu hơn mong đợi cho thấy các hoạt động kinh tế tiếp tục bị lòng tin người tiêu dùng yếu kéo xuống", HSBC nhận định.
Tổ chức này cũng dự báo mặt bằng giá cả tiếp tục không thuận lợi nếu nhu cầu trong nước tiếp tục thấp từ tháng 3 cho đến tháng 6/2014. Giá gas tăng sẽ gây áp🎃 lực lạm phát nhưng mức thay đổi là khá nhỏ, chỉ khoảng 1%. "Với giá cả một số mặt hàng cơ bản đang giảm và giá năng lượng tăng từ từ, chúng tôi hạ dự báo chỉ số lạm phát năm 2014 từ mức 7,3% xuống còn 6,5%", HSBC cho biết.
Nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm cũng ảnh hưởng đến ngành sản xuất, dẫn tới lao động và vốn hoạt động thấp hơn năng suất trong thời gian dài hơn, ngân hàng này đánh giá🐟. Bên cạnh đó, HSBC cảnh báo các điều kiện trong nước tiếp tục gặp áp lực do nợ xấu còn treo lơ lửng và cải cách hệ thống tài chính chậℱm chạp.
Tuy nhiên, với lạm phát thấp, HSBC cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ hội giữ lãi suất ổn định lâu hơn. "Chúng tôi dự báo lãi suất không tăng cao🐎 trong quý II/2014. Lãi suất thị trường mở (OMO) kỳ vọng giữ ổn định ở mức 5,5% trong năm 2014", báo cáo nêu rõ.
Ngược lại với tình hình trong nước, tăng trưởng xuất khẩu lại cho thấy nhu cầu nước ngoài về hàng hoá sản xuất tại Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Song theo HSBC, Việt Nam đang vấp phải một số cản trở khi việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thá♏i Bình Dương (TPP) có thể trì hoãn do Mỹ và Nhật Bản chưa giải quyết được nhữn💧g bất đồng về tiếp cận thị trường.
Nếu tham gia TPP, Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong tiếp cận thị trường Mỹ và hưởng các mức thuế suất thấp hơn cho các mặt hàng xuất khẩu, người lao độ𓃲ng cũng có thêm nhiều việc làm và sản xuất trong nước có cơ hội tiến lên.
Bên cạnh đó, giá hàng hoá cũng là vấn đề đối với kim ngạch xuất khẩu. Giá xuất khẩu hàng hoá Việt Nam đã giảm trong hai năm gần đây. Dầu thô, g🀅ạo, cao su, than, chè và cà phê đều tăng trưởng âm. Sản lượng xuất khẩu dầu thô đã giảm đáng kể từ đầu những năm 2000 do nhu cầu dầu nội địa tăng.
Tuy vậy, HSBC vẫn gi𓄧ữ quan điểm lạc quan về tình hình xuất khẩu Việt Nam khi nꦆhận xét "Xuất khẩu căng buồm vượt sóng to" và kỳ vọng chỉ tiêu này tăng trưởng hai con số trong năm 2014, trong bối cảnh nhu cầu hàng nông sản phục hồi và các cơ sở dệt may chính thức đưa vào hoạt động.
Phương Linh