Việt Nam cũng là nền kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á mà HSBC dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Hiện Khối Nghiên cứu Kinh tế của ngân hàng này kỳ vọng, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2,6% vào năm 2020, so vớ🐈i dự báo trước đây l﷽à 3%, và đã tính đến tác động của làn sóng Covid-19 lần hai.
Nhiều chỉ số cho thấy hoạt động kinh tế đang lấy lại đà tăng của thời kỳ trước dịch. Hoạt động xuất khẩu tăng hơn 7% trong tháng 7 và 8 so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vào kết quả tăng của những lô hàng máy tính, bù đắp cho sự giảm sút của𒁃 các mặt hàng dệt ma♌y.
Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục gây áp lực giảm phát lên nền kinh tế. Lạm phát toàn phần điều chỉnh nhẹ từ mức bình quân 4,2% trong nửa đầu năm 2020 xuống còn 3,2𝕴% trong tháng 8 - dưới mức trần lạm phát 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
HSBC dự báo, lạm phát năm nay sẽ ở mức trung bình 3,4%. "Do lạm phát đang giảm và chậm hơn dự kiến phục hồi, các chính s🦹ách hỗ trợ tiền tệ thêm sẽ thật sự cần thiết", báo cáo khuyến nghị.
Cũng theo các chuyên gia của ngân hàng, để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đến nay đã công bố các gói kích thích tổng trị giá 279.000 tỷ đồng 💮(4,4% GDP). Tuy nhiên, quy mô tài khóa không chỉ nhỏ hơn các gói cứu trợ của những nền kinh tế ASEAN khác mà còn thấp hơn cả mức kích thích mà Việt Nam từng tung ra trong cuộc khủng hoảng t🍷ài chính toàn cầu trước đây, vốn chiếm 10% GDP.
Theo HSBC, điều này là do dư địa tài khóa hạn chế của chính phủ cũng như giới hạn nợ công ở mức 65% GDP. Với tốc độ tăng trưởng và nhu cầu chi tiêu hiện tại, ngân hàng này dự báo thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ tăng lên 5,2🧜% GDP, dẫn đến nợ công tăng lên 64,2% GDP, tức gần sát 💎mức trần.
Rủi ro lớn nhất đối với quá trình phục hồi của Việt Nam là thị trường việc làm🍰 yếu. Tỷ lệ thất💫 nghiệp tăng lên 2,7% trong quý II, với tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ là 4,5%. Việc làm mất đi chủ yếu trong các ngành như dệt may và dịch vụ liên quan đến du lịch.
Trong khi nền kinh t✨ế có khả năng chạm đáy trong quý II, điều tồi t꧋ệ nhất trên thị trường lao động có thể vẫn chưa xảy ra. Với tỷ lệ thất nghiệp tăng, tiền lương lại giảm sẽ tạo áp lực lên tiêu dùng.
Bên ngoài biên giới, nhu cầu toàn ꦐcầu giảm vẫn là một rủi ro đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may và da giày. Ngoài ra, đợt Covid-19 lần 2 vào tháng 7 có thể sẽ khiến chính phủ áp dụng một chính sách thận trọng hơn đối với việc mở cửa biên giới. Do đó, du lịch có thể sẽ tiếp tục chịu thách thức cho đến khi có vaccine.
Phiên An