Tranh cãi về phương án trả cổ tức năm 2015 của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) được xới lại sau khi Bộ Tài chính có ý kiến chính thức với Ngân hàng Nhà nước vào cuối tháng 5. Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu Thống đốc Lê Minh Hưng chỉ đạo những người đại diện vốn Nhà nước tại BIDV, VietinBank phải biểu quyết phương án chia ജcổ tức bằng tiền mặt thay vì không chia hoặc bằng cổ phiếu để tăng vốn.
Tại BID⛎V, tỷ lệ vốn Nhà nước là 95,28% trong khi tại VietinBank là 64,46%. Theo ước tính của Công ty chứng khoán TP HCM (HSC), giả sử hai nhà băng trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ lần lượt là 8,5% và 8%, Bộ Tài chính sẽ thu về khoảng 2.700 tỷ đồng từ BIDV và 1.900 tỷ đồng từ VietinBank. "Đây là một con số không hề nhỏ", HSC đánh giá trong bối cảnh thu ngân sách đan🌠g khó khăn như hiện nay.
Tại Đại hội cổ đông vừa rồi, trong khi BIDV chốt phương án trả cổ tức 8,5% bằng cổ phiếu thì VietinBank không chia cổ tức. Các năm trước, cả hai nhà băng này tౠhường chi cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ khoảng 10%.
Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, mộ𝔍t lãnh đạo cấp cao của Bộ Tài chính cho biết, đại diện vốn Nhà nước của BIDV và VietinBank đã không xin ý kiến Bộ Tài chính trước khi biểu quyết thông🍒 qua phương án trả cổ tức năm 2015. Trong trường hợp hai đơn vị này vẫn kiên quyết không chia cổ tức, đại diện Bộ Tài chính cho biết, có thể phải xin ý kiến Thủ tướng.
Theo HSC, đây là một tình huống khó xử và công ty này nhận định "B🍌ộ Tài chính có lợi thế hơn" do được hỗ trợ bởi các Nghị quyết và Thông tư chính thức. Đꦅó là chưa kể đến việc tình trạng khó khăn của ngân sách hiện nay.
Tuy nhiên, hiện vốn Nhà nước tại hai nhà băng này do Ngân hàng Nhà nướ🙈c quản lý. Do đó, ý kiến của Ngân hàng Nhà nước cũng rất quan trọಌng. Về phần mình, đại diện Ngân hàng Nhà nước - Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết sẽ cân nhắc sự thuận lợi khi chuyển cổ tức cho ngân sách cũng như khó khăn của các ngân hàng để đề xuất chính phương án phù hợp.
Theo nhiều chuyên gia tài chính, việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể giúp cổ phiếu của ngân hàng tăng giá trong ngắn hạn hoặc giúp ngân sách có thêm vài nghìn tỷ đồng nhưng sẽ đặt cả hai ngân hàng vào tình huống khó nếu xét về tỷ lệ an toàn vốn. HSC tính toán, nếu chi cổ tức bằng tiền cho ngân sách, đồng thời hai nhà băng cũng phải trả cho các cổ đông nói chung. Như vậy, điều này sẽ làm suy giảm tỷ lệ CAR của mỗi ngân hàng từ 0,3% đến 0,4%. "𒉰Việc tăng thêm vốn cấp 1 sẽ trở 🍌thành vấn đề thực sự cấp bách nếu các ngân hàng muốn duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay", HSC nói.
Với thực trạng tỷ lệ CAR của 2 ngân hàng đang rất thấp và việc tăng thêm vốn từ các kênh khác sẽ đòi hỏi tốn nhiều thời🅷 gian, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu là một bước nghỉ quan trọng để gia tăng tỷ lệ CAR.
Trong khi đó, nhìn lại quá khứ cũng sẽ thấy những đóng góp không nhỏ của các nhà băng với ngân sách. Giai đoạn từ 2011 đến ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ2015, VietinBank đã nộp về ngân s▨ách khoảng 10.000 tỷ đồng, với tỷ lệ chi trả cổ tức bình quân hàng năm 10-16%. Tương tự với BIDV cũng vậy.
Do đó, đại diện VietinBank cho biết, với lợi nhuận năm 2015, ngân hàng vẫn kiến nghị Bộ Tài chính cho phép giữ lại, kh🥂ông chi trả cổ tức. Không chỉ vậy, theo VietinBank, việc nâng cao năng lực vốn đối với một nhà băng được giao nhiều nhiệm vụ kinᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚh tế chính trị là hết sức cần thiết.
Ngân hàng này cũng nói thêm, xin giữ lại lợi nhuận để bổ sung vốn tự có chỉ là biện pháp tạm thời.𒊎 Về dài hạn, VietinBank đề xuất Chính phủ hạ tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống mức không thấp hơn 50% và bảo đảm quyền sở hữu chi phối của Nhà nước tại VietinBank. Đồng thời, VietinBank muốn được nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện thu hút thêm các nguồn lực.