Theo Nikkei, Huawei đã thông báo với c♏ác nhà cung cấp rằng đơn đặt hàng linh kiện smartphone của họ sẽ giảm khoảng 60% vào năm 2021, tương đương giảm lượng điện thoại xuất xưởng từ 189 triệu vào năm 2020 xuống 70 triệu vào năm 2021.
Trước khi vào tầm ngắm của Nhà Trắng, smartphone Huawei đã phổ b🎃iến toàn cầu và đặt biệt được yêu thích ở thị trường châu Âu. Đến năm 2019, công ty bị cựu Tổng thống Trump đưa vào danh sách đen🌃. Ông cũng ký lệnh hành pháp cấm các đối tác Mỹ được giao dịch với công ty do lo ngại về an ninh. Huawei nhiều lần phủ định cáo buộc nhưng việc kinh doanh ngày một khó khăn, buộc công ty phải thu hẹp thị trường, lùi về hoạt động tại quê nhà Trung Quốc.
Đến tháng 🔜5/2019, Google chặn các bản cập nhật Android trên smartphone của Huawei. Smartphone c𓂃ủa hãng sản xuất sau đó cũng không cài được hệ điều hành của Google.
Trong mảng 5G, Huawei cũng gặp khó ở nhiều quốc gia. Trước tình thế ngày một khó khăn, Huawei buộc phải bán thương hiệu Honor. Hãng được cho là đang đàm phán để bán các thương hiệu điện thoại dòng P và dòng Mate. Dự kiến trong ngày 22/2, chiếc Mate X2 với thiết kế gập sẽ ra ಞmắt tại Trung Quốc.
Dữ liệu từ IDC trong quý IV/2020 cho thấy, Huawei đã xuất xưởng 32 triệu điện thoại trên toàn cầu giảm đáng kể so với 56 triệu chiếc tron🧸g cùng kỳ năm 2019.
Huawei♈ vẫn chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
Tuần trước, ông Nhậm Chính Phi, CEO kiêm nhà sáng lập Huawei, khẳng định: "Chúng tôi vẫn có thể tồn tại mà không cần dựa vào doanh số bán điện thoại". Ông cũng nói thêm rꦉằng khả năng Mỹ gạch tên công ty khỏi danh sách cấm vận rất khó. Để tồn tại, Huawei phải tìm kiếm các lĩnh vực tăng trưởng mới, trong đó có dịch vụ đám mây, phương tiện thông minh, thiết bị đeo, khai thác than và nuôi lợn.
Khương Nha (theo Nikkei)