Tập đoàn viễn thông Trung Quốc nộp 8.607 bằng sáng chế về công nghệ không dây trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 10, so với 5.807 của Qualcomm, theo báo cáo được nhà♈ cung cấp cơ sở dữ liệu incoPat có trụ sở tại Bắc Kinh công bố hôm 19/11. Hãng smar🍰tphone Oppo đứng thứ ba với 5.353 đơn xin cấp bằng sáng chế.
Tính theo quốc gia, Tr𒅌ung Quốc và Mỹ đứng ngang hàng khi chiếm 32% đơn sáng chế được nộp trên toàn thế giới trong giai đoạn này. Tiếp sau là Nhật Bản với 15% và Hàn Quốc với 7%. Thống kế được đưa ra dựa trên dữ liệu công khai trong lĩnh vực mạng viễn thông không dây, trong đó có công nghệ di động 5G thế hệ tiếp theo.
"Công nghệ mạng viễn thông không dây là lĩnh vực chủ chốt trong liên lạc hiện đại, cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu phát triển mạng 5G. Cạnh tranh công nghệ và tình hình toàn cầu hóa khiến công nghệ mạng🏅 viễn thông không dây trở thành lựa chọn chiến lược quan trọng với các tập đoàn nhằm đối đầu với đối thủ quốc tế", báo cáo của incoPat có đoạn viết.
Bằng sáng chế trong những công nghệ mới nổi như 5G và AI sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định công ty và quốc gia nào nắm lợi thế trong nền kinh tế tương lai. Washington hồi tháng 6 thực hiện bước đi khác thường khi thay thế quy định pháp luật, nhằm꧟ bảo đảm các công ty Mỹ vẫn có thể hợp tác với Huawei trong thiết lập tiêu chuẩn 5G quốc tế, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng Mỹ sẽ bị bỏ ngoài tiến trình này vì lệnh cấm làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngoài số lượng bằng sáng chế, Huawei cũng dẫn đầu trong các đóng góp liên quan đến 5G cho 3GPP, tổ chức quố🍌c tế chịu trách nhiệm phá𝓡t triển các tiêu chuẩn viễn thông, đánh bại đối thủ Ericsson của châu Âu và Qualcomm của Mỹ, theo báo cáo của công ty tư vấn Strategy Analytics hồi đầu năm nay.
3GPP đã đề xuất Release 16, bước tiếp theo trong tiêu chuẩn 5G và bao phủ nhiều ứng dụng mới như xe tự l🌠ái, nhà máy thông minh và phẫu thuật từ xa.
Mỹ và Trung Quốc vẫn đang đối đầu trong thương mại và công nghệ, gây nguy cơ🙈 tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nhiều lĩnh vực, cũng như dẫn tới khả năng xuất hiện hai bộ tiêu chuẩn riêng biệt cho những công nghệ mới nổi.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng thúc đẩy mạnh mẽ công nghệ 5G. Bộ Công nghiệp và Công nghệ t🤡hông tin Trung Quốc hồi đầu tháng🅷 11 cho biết nước này đã lập gần 700.000 trạm thu phát 5G trong năm 2020, vượt mục tiêu ban đầu là 500.000 trạm.
Điệp Anh (theo SCMP)