Theo Financial Times, Mỹ muốn Nhật Bản, Hàn Quốc và Hà Lan áp dụng biện pháp kiểm soát xuất ♓khẩu𓄧 mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc ngăn chặn các kỹ sư từ những nước này làm việc tại nhà máy bán dẫn Trung Quốc.
Ch🌠ính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện chính sách cấm vận quy mô lớn, trong đó cấm 🐟công dân và công ty Mỹ cung cấp, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho một số nhà máy chip tiên tiến ở Trung Quốc.
Kevin Wolf, chuyên gia về kiểm soát xuất khẩu tại công ty luật Akin Gump, nói: "Để các biện pháp kiểm soát với Trung Quốc hiệu quả hơn, cá🌠c đồng minh cần cấm công ty của họ cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản xuất mạch tꦛích hợp tiên tiến ở Trung Quốc".
Mỹ đang ngày càng lo ngại về tốc độ phát triển chip tiên tiến của các tập đoàn Trung Quốc, bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ từ phương Tây. Khi Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo đến thăm Trung Quốc năm ngoái, Huawei đã cho ra mắt Mate 60 Pro, smartphone có chip tiên tiến khiến các chuyên gia kiểm soát xuất khẩu của c🏅hính phủ Mỹ phải ngạc nhiên.
Mỹ đã dùng chính sách "Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài" để nhắm mục tiêu vào Huawei. Nó cho phép Bộ thương mại ngăn cản các công ty không phải của Mỹ cung cấp cho Huawei các mặt hàng có chứa công nghᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚệ Mỹ, ngay cả khi nó được sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, các đồng minh đã không thực hiện biện pháp tương tự, họ chỉ áp dụng một số biện pháp hạn chế để giải quyết vấn đề.
Nhà Trắng và Bộ Thương mại từ chối bình luận trong khi Nhật Bản và Hà Lan cũng không đưa ra nhận xét. Còn đại diện Bộ Công nghiệp, thương mại và năng lượng Hàn Quốc nói với Financial Times rằng "không biết" về bất kỳ yêu cầu nào của Mỹ nhằm tă🌸ng cường kiểm soát xuất khẩu.
Một số công ty châu Á đang bức xúc trước việc Mỹ tiếp tục cho phép các công ty của mình như Qualcomm cung cấp chip cho Huawei trong bối cảnh Washington gây áp lực lên các đồng minh. Một số quan chức ở các nước đồng minh cũng lập luận rằng việc có kỹ sư tại tập đoàn Trung Quốc là cần thiết để giúp họ giám sát hoạt động tại địa phươn♏g.
Khương Nha