4h sáng 6/7 (23/5 âm lịch), chính quyền♛ tỉnh Thừa Thiên Huế đã cử hành lễ tế đàn Âm Hồn (phường Thuận Hòa, TP Huế) nhằm tưởng nhớ quan quân triều Nguyễn và người dân chết trong biến cố ngày Kinh đô Huế thất thủ💃 năm 1885.
Ông Phan Thanh Hảꦇi, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau khi di tích đàn Âm Hồn được tỉnh công nhận và chuyển giao cho Trung tâm quản lý, đơn vị đã nỗ lực giải tỏa dân cư, khôi phục không gian cũ của di t𓆏ích, kết hợp nghiên cứu tư liệu và thăm dò để xác định dấu vết đàn tế.
"Đến nay chúng tôi đã đủ cứ liệu để phục hồi nghi thức tế lễ và chuẩn bị khôi phục di tích đàn tế. Năm nay là lần đầu tiên Trung tâm tổ chức nghi thức tế đàn Âm Hồn theo ❀tư liệu từ Châu bản triều Duy Tân", ông Hải nói và cho biết thêm, lễ tế này mang ý nghĩa nhân văn sâu s𝓡ắc, là một phần trong đời sống tâm linh củ♒a người dân Huế nhiều năm qua.
Lễ tế do ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì và diễn ra trong gần một giಞờ với nhiều nghi thức như lễ quán tẩy (rửa tay), lễ thượng hương (dâng hương), lễ hiến tước (dâng rượu)...
Sau lễ tế, nhiều người dân sống xung quanh đàn Âꦡm Hồn đã đến dâng hương tưởng🎃 nhớ những người đã khuất.
Theo tài liệu lịch sử, ngày 23/5 âm lịch năm 1885, Kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng chết trong cảnh binh đao hỗn loạn. Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều Nguyễn đều cử hành🧸 lễ tế với mâm cỗ có tam sanh gồm trâu, dê, lợn và xôi. |
Võ Thạnh