6h ngày 18/6, hơn 200 người trong trang phục áo dài, khăn đóng đã làm lễ dâng hương, hoa lên mộ phần chúa Nguyễn Phúc Khoát ở xã Hương Thọ, TP Huế, người có công quy định áo dài Việt Nam. Ông Phan Ngọc Thọ, Phó bí thư tỉnh, cùng ൩lãnh đạo tỉnh đã chủ trì buổi lễ, dâng hương lên mộ phần chúa.
Đoàn người sau đó diễu hành qua Đại nội Huế, đường 23/8 để vào Triệu Tổ miếu trong hoàng thành𒉰 Huế dâng hương. Tại đây, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ húy kỵ và tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể t☂hao tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết việc dâng hương mang ý nghĩa tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người đã có công trong việc cải cách trang phục 🏅Đàng Trong. Đây cũng là dịp quảng bá áo dài Huế nói riêng và áo dài Việt Nam nói chung đến với công chúng, du khách trong và ngoài nước trong tuần lễ áo dài.
Ông Hải giải thích, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã chủ trương cải cách toàn diện đời sống xã hội, định ra chế độ y quan trong triều chính. Dân chúng phải thay đổi tran𒁏g phục để phân biệt Đàng Trong với Đàng Ngoài.
Với thường phục, ch💧úa bắt buộc dân chúng dùng kiểu áo ngũ thân cổ dựng, cài khuy bên phải 🎶cùng với quần hai ống, trên đầu để tóc búi. Từ đây, áo bốn thân, váy, tóc vấn dần không còn phổ biến ở Đàng Trong.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) là chúa Nguyễn thứ tám trị vì Đàng Trong từ năm 1738 đến 1765. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, nhiều cải cách được ban hành như: Phủ đổi thành điện, những gì tr🍸ình lên vua gọi là tấu, thân quân gọi là Vũ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện.
Bộ máy hành chính chia 🐠làm 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công.
Võ Thạnh