Ngày 17/11, ông Phan Thanh Hải - giám đốc Sở - cho biết đơn vị đã gửi văn bản đề nghị UBND thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Đại họ🎐c Huế và các trường thành viên vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và mọi người hưởng ứng mặc áo dài một tuần (17-23/11). Liên hoan Phim Việt Nam diễn ra từ ngày 18 đến 20/11 theo hình thức trực tiếp tại Huế kết hợp online.
Ông Hải nói: "Việc này nhằm tăng cường quảng bá áo dài truyền thống Huế, phá꧅t huy vai trò tiên phong của cán bộ công chức, viên chức, người lao động, tạo sự hưởng ứng tích cực trong cộng đồng, qua đó góp phần thực hiện thành công đề án 'Huế - Kinh đô Áo dài Việt Namꦕ'". Ông hy vọng người Thừa Thiên Huế hưởng ứng và ủng hộ.
Hiện, Sở chủ trì đề án "Huౠế - Kinh đô Áo dài Việt Nam", hướng tới xây dựng hồ sơ công nhận Áo dài truyền thống Huế là di sản văn hóa p⛄hi vật thể quốc gia và đề nghị UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.
Từ tháng 9/2020, cán bộ, công chức của Sở đã mặc áo dài truyền thống khi đi làm, trong đó nam công chức mặc áo dài ngũ thân. Quy định áp dụng vào thứ hai đầu mỗi tháng - ngày tổ chức lễ chào cờ tập trung toàn cơ quan. Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế là cơ quan quản lý nhà 🍒nước đầu tiên của tỉnh triển khai việc nam công chức mặc áo dài đến công sở.
Liên hoan phim Việt Nam do Cục Điện ảnh cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hai năm một lần. Sự kiện nhằm biểu dương các tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo, vinh danh nghệ sĩ điện ảnh có thành quả nghệ thuật nổi bật. Lần gần nhất sự kiện được tổ chức ở Vũng Tàu năm 2019, với giải Bông Sen Vàng (Phim xuất sắc) được trao cho Song Lang. Năm nay, Bố già, , Tiệc trăng máu, Song song... là những tác phẩm nổi trội tham gia.
Võ Thạnh