Phái đoàn Chính phủ Việt Nam do Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đang có mặt tại Geneva. Ảnh: chinhphu.vn. |
Nhiều người nói vui hôm nay toàn đất nước, kể cả các em bé sơ sinh cũng hướng về WTO. Khi Việt Nam hoà mình vào thế giới, vận hội và thách thức đến với mọi tầng lớp nhân dân. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh không ít lꦆần ví von WTO ảnh hưởng đến cả gánh hàng xén của bà con tiểu thương ở chợ.
"Tôi rất vui khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là cách tốt nhất cho phát triển kinh tế", Tổng giám đốc Công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm Nguyễn Trường Sơn chia sẻ niềm vui với VnExpress. Ông cho biết doanh nghi🧔ệp của mình đã chuẩn bị cho sự kiện này từ cách đây 3-4 tháng. Cán bộ chủ chốt, bộ phận thị trường và hợp tác quốc tế đều được tập huấn về luật pháp quốc tế, xuất nhập khẩu.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những thỏa thuận giữa VN và các nước thành viên WTO, liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc, dịch vụ tư vấn và kinh doanh bất động sản công ty đang hoạt động. Công ty đã tìm hỏi những chuyên viên một số bộ tham gia đoàn ဣđàm phán, và cả Văn phòng Chính phủ. Họ có cho biết kháﷺ nhiều điều, từ đó công ty đã có những điều chỉnh lại cho phù hợp", ông nói.
Với ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), việc hoàn tất đàm phán và chính thức ký kết gia nhập WTO không bất ngờ. Theo ông, đó là kết quả tất yếu của toàn bộ quá trình đổi mới suốt 20 năm qua, khi toàn xã hội và🐲 đặc biệt là đội ngũ doanh nhân đều phấn đấu, vượt qua gian khổ để hội nhập với thế giới.
"Chúng tôi cũng♛ thở phào vì như vậy những vấn đề trên bàn đàm phán 🍬đã kết thúc. Bây giờ là lúc Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực thực hiện thắng lợi các cam kết để phát triển kinh tế, xã hội", ông tâm sự.
Theo ông Lộc, gia nhập WTO là bước tiến mới, một quá trình gia tốc trong cải thiện 🌠môi trường đầu tư và ki🔯nh doanh, giúp giúp môi trường kinh doanh của Việt Nam dễ tiên liệu hơn, bình đẳng hơn, minh bạch hơn. "Điều này rất quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp", ông nói thêm.
Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới cũng là tin vui với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài. Chủ tịch P♏hòng thương mại Công nghiệp Mỹ (Amcham), ông David Knapp bình luận: "Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ rất phấn khởi trước sự kiện Việt Nam sẽ là thành viên thứ 150 của WTO. Điều này không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho Việt Nam, mà cả các nước có giao thương với Việt Nam. Đầu tư, làm ăn tại Việt Nam sẽ dễ dàng hơn, minh bạch hơn là những vấn đề các công ty nước ngoài luôn mong muốn".
Hà Nội tràn ngập không khí chào mừng APEC 2006 và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Ảnh: Trọng Nghiệp. |
Tiểu thương, bà nội trợ cũng náo nức
Cả tháng nay, hầu như tuần nào bà Hoàng Lan, cán bộ hưu trí quận Hoàng Mai (Hà Nội) cũng phải đi họp và nghe ph🍒ổ biế🃏n kiến thức về WTO. Là cán bộ phụ nữ của phường, bà đi họp về lại có trách nhiệm truyền đạt lại cho chị em trong tổ. Vì vậy, bà biết rõ ngày nào Việt Nam mình kết thúc đàm phán với Mỹ, ngày nào kết thúc đàm phán đa phương và luôn nhẩm trong đầu rằng 5h chiều nay Việt Nam sẽ gia nhập WTO.
꧂Bà bạn hàng xóm của bà Lan vẫn còn mơ hồ về 3 chữ W-T-O, song chỉ cần nghe người ta nói Việt Nam gia nhập tổ chức này, hàng hoá sẽ phong phú hơn, thêm nhiều cơ hội lựa chọn hàng chất lượng tốt mà giá cả dễ chịu. "Tôi định sắm thêm chiếc điều hoà. Nhưng thôi chờ năm sau, mình vàꦯo WTO, sẽ được dùng hàng tốt hơn mà giá rẻ", bà hăm hở nói.
Vui mừng trước vận mệnh chung của đất nước, song bà Nguyễn Thị Hoa, bán hàng ăn ở chợ Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP HCM không khỏi băn khoăn. "Tôi cũng biết rõ về WTO chứ. Báo chí, đài truyền hình nói quá trời mà. Nhưng quán tôi thế này làm sao vào được WTO, nhỉ?". Còn ông Thái Thuật, bán quần áo ở chợ Thái Bình thì bảo: "Tôi không vào WTO đâu vì không có thời gian, ngày nào cũng phải đi bán hàng mới có ăn chứ".
Một số tiểu thương ở chợ An Đông, quận 5, TP HCM tỏ ra rành hơn. Bà Trần Thị Hải, bán giày dép chợ này cho rằng, bà sẽ được lợi nhiều hơn khi thời gian tới, thị trường Việt Nam mở cửa cho nhiều hàng hóa nước ngoài tràn ꦓvào. "Giá cả nhờ vậy cũng rẻ hơn, kinh doanh dễ d𝄹àng hơn bây giờ", bà Hải nhận định và nói thêm, bà biết được những thông tin này là nhờ có con gái giảng giải cho.
Vẫn còn trăn trở
Theo giáo sư Hà Tôn Vi💛nh, thuộc Trường Đại học Hawaii (Mỹ), WTO không phải là chìa khóa mà là áp lực để phát triển kinh tế.
Chia sẻ quan điểm này, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến 🌄Lộc cho 💞rằng kết thúc đàm phán chỉ là bước thứ nhất, quan trọng hơn là tận dụng các cam kết đó như thế nào. "Trước đây chúng ta nói chấm dứt đàm phán cần có quyết tâm chính trị rất cao của toàn dân tộc. Bây giờ thực hiện cam kết WTO cũng cần quyết tâm rất cao như vậy".
Ông Lộc đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nỗ lực để gia tốc đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ông hy vọng đến một ngày nào đó chính sách, thủ tục hành chính minh bạch♕, rõ ràng, giảm thiểu tình trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật để mưu lợi cá nhân, gây khó cho doanh nghiệp. "Khi đó chính quyền sẽ thực sự là người trợ giúp và tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp".
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, thực tế trong thời gian qua, hệ thống luật ♏pháp của Việt Nam đã có nhiều thay đổi, nhiều bộ luật mới ra đời. Các chính quyền địa phương cũng cố gắng thu hút đầu tư. "Thế nhưng tôi vẫn mong sao sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những vấn đề này cần được quan tâm và chú trọng cải tiến hơn nữa", ông kỳ vọng.
Nhóm phóng viên
Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn tại đây