Chiều 12/5, Thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo về một số điểm trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 liên quan đến hư❀ởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội cho hay, nội dung điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thể hiện đúng định hướng mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, khi Luật chưa có hiệu lực thì một bộ phận lao động, chủ yếu ở các tỉnh thành phía Nam kiến nghị được lựa chọn hưởng bảo hiểm xã h💫ội một lần như quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Vì thế, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem 🔴xét, điều chỉnh điều 60 của Luật theo hướng trước mắt cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng như quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Trình 🌟bày tại phiên họp, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, sau vụ đình công ở phía Nam, công nhân chia sẻ chấp nhận "hy sinh đời bố để củng cố đời con". Nghĩa là con họ ốm đau, nếu không nhận trợ cấp một lần lấy tiền chi trả thuốc men viện phí thì sẽ chết. Hay có trường hợp nói con đỗ đại học nên phải lấy trợ cấp bảo hiểm xã hội m🐈ột lần để lo cho con đi học.
“Nếu được, giống như từng làm với Luật xử phạt vi phạm hành chính, đề nghị Quốc hội ban hành một nghị quyết cho phép tạm dừng thực hiện điểm A khoản 1 điều 60 và điểm A khoản 1 điều 77; cho tiếp tục thực hiện điều 55 của Luật bảo hiểm 2006. ౠĐiều 55 quy định sau một năm người lao động nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp một lần”, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động kiến nghị.
Tán thành phương án của Chính phủ về việc sửa điều 60, song bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội, đề nghị cần có lộ trình để nâng dần thời gian nghỉ việc lên 2-3 năm mới được nhận bảo hiểm xã hội một lần và đ෴ể bảo đảm công bằng với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước, mức hưởn🍎g một lần phải đồng bộ với quy định tại Điều 77, Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Phương án hai Ủy ban Các vấn đề xã hội đưa ra là giao cho Chính phủ ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng giao Chính phủ ra nghị định là không phù hợp vì thuộc thẩm quyền của 🦹Quốc hội, không thể điều chỉnh bằng nghị định của Chính phủ.
Khẳng định điều 60 Luật bảo hiểm xã hội thể hiện đúng cℱhủ trươngꦬ, phù hợp với xu hướng tiến bộ trên thế giới, Phó chủ tịch Quốc hội🐎 Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếnꦏg: "Việc xảy ra phản ứng của một bộ phận người lao động là rất đáng tiếc, nhưng cần bình tĩnh đánh giá để quyết định sửa luật hay 💝điều chỉnh đáp ứng nguyện vọng của người lao động và phù hợp với mục tiêu luật hướng tới".
Phó chủ tịch Quốc hội cho rằng cần trả lời câu hỏi vì sao chỉ một phận công nhân phản ứng chứ không phải tất cả? Một bộ phận đó có thể đại diện cho công nhân cả nước hay không? Đưa ra dẫn chứng khi còn công tác tại Bộ Lao động, bà Ngân cho hay, thực tế chứng minh nhiều người được giải quyết c♊hế độ 176 (trợ cấp thôi việc một lần) đã đề nghị trả lại trợ cấp để được hưởng lương hưu.
“Gần 20 năm sau khi thi hành chính sách𝓡 176 vẫn có người chất vấn tôi những từ ngữ rất nặng nề là nhà nước vắt chanh bỏ vỏ. Do đó, cần tiếp tục tuyên truyền vận động người lao động về ưu điểm của Điều 60 trong Luật 2014. Nếu người lao động vẫn không đồng tình thì nên có phương án sửa linh hoạt", bà Ngân nói.
Cũng đưa ra ví dụ về chính sách 176, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách kể lại, tại một cuộc tiếp xúc cử tri, một phụ nữ khóc lóc ngay tại hội trường đề nghị được trả lại số tiền lĩnh một cục chồng bà đã nhận để được hưởng♔ lương hưu vì chồng bà hiện ốm đau, cuộc sống rất khó khăn.
Ông Hiển cho rằng việc ban hành Điều 60 trong luật Bảo hiểm xã hội là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với xu thế, quy trình làm luật chặt chẽ, căn cứ vào thực tiễn. “Đề nghị trình ra Quốc hội xem xét quyết định, nếu Quốc hội đồng ý sửa thì chúng ta sửa.ไ Nhưng nếu chúng ta sửa thì đó lᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚà điều đáng tiếc”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách bày tỏ quan điểm.
Nhận định diễn biến công nhân ngưng việc phản đối trong thời gian vừa qua rất phức tạp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninꦕh Nguyễn Kim Khoa cho hay, việc phản đối dừng lại vì Chính phủ hứa nghiên cứu sửa luật. “Nếu Quốc hội không bàn gì về vấn đề này chắc chắn công nhân tiếp tục phản đối”, ông Khoa cảnh báo. Theo ông Ksor Phဣước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam có một cuộc đình công phản đối một điều luật khi luật còn chưa có hiệu lực. Quốc hội cần lắng nghe, kết luận và quyết định.
Phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn🍸 Sinh Hùng cho rằng việc bổ sung, sửa đổi hay làm luật mới là điều bình thường, nhưng phải có căn cứ, nguyên tắc. Bộ trưởng Lao động trình ra Thường vụ xin chủ trương chứ chưa trình sửa luật. Xin chủ trương là không có trong quy trình nên phải có tờ trình xin sửa luật, Thường vụ mới quyết định. “Báo cáo tại phiên họp hôm nay, Chính phủ, Công đoàn, Mặt trận đều nói luật tốt thì sao phải sửa”, ông Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, việc công nhân phản ứng Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do công tác tuyên truyền đến phổ biến pháp luật chưa tốt nên khi♈ động đến lợi ích trước mắt là có phản ứng dù luật chưa có hiệu lực. Do đó cần kiên trì vận động thuyết phục và nếu không được thì sẽ điều chỉnh linh hoạt.
Điều khiển phiên họp, Phó chủ tịch Tòng Thị Phóng giao Chính phủ chuẩn bị nội dung báo cáo trước Quốc hội việc công nhân ngừng việc phản🌜 đối điều 60 luật bảo hiểm xã hội. “Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng cần có báo cáo về quan điểm của Ủy ban sau khi lắng ngh🌳e các ý kiến. Sửa hay không là quyền của Quốc hội”, bà Phóng nhấn mạnh.
Từ ngày 26/3/2015, công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam 100% vốn nước ngoài (Đài Loan), có trụ sở tại quận Bình Tân, TP HCM, ꩵvà một số doanh nghiệp ở Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, đã ngừng việc do không đồng tình với quy định tại điều 60 về bảo hiểm xã hội một lần theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014. Sau sự việc, đoàn công tác liên ngành đã trực tiếp đối thoại với người lao động, giải thích cặn kẽ mục đích, ý nghĩa của quy định tại điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và những lợi ích của người lao động. Tuy nhiên, người lao động tiếp tục kiến nghị Quốc hội, Chính phủ nên quy định theo hướng giải quyết li🌸nh hoạt, người lao động được quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu khi về già. |
Võ Hải