Victoria là bang có quần thể hươu hoang dã lớn nhất Australia. Tuy nhiên, các chủ đất và tổ chức môi trường đang kêu gọi chính quyền bang ngừng các quy định bảo vệ hươu hoang dã do số lượng hươu tăng vọt đang gây thiệt hại cho nông nghiệp và môi trường địa phương, Guardian hôm 19/9 đưa tin.
Jordan Crook, cán bộ ở Hiệp hội Vườn quốc gia Victoria, cho rằng việc xếp hươu vào nhóm vật gây hại cùng với cáo, thỏ và lợn sẽ giúp bang Victoria thống nhất với những nơi khác ở Australia. "Hươu hoang dã đang lan rộng khắp bang ở tốc độ nhanh chóng, phá hủy môi trường sống quan trọng đối với các loài nguy cấp như rừng mưa và đầm lầy trên núi cao, đồng thời ảnh hưởng nặng nề tới sꦫản xuất nông nghiệp và t😼rở thành mối đe dọa trên đường. Đã đến lúc coi hươu hoang dã là loài xâm hại, đầu tư vào kiểm soát khoa học hiệu quả và xóa sổ quần thể hươu nếu có thể", Crook nói.
Hiện nay, hươu là loài được bảo vệ cùng với những loài bản xứ khác theo💧 Đạo luật Động vật hoang dã, gây khó khăn cho những người muốn kiểm soát số lượng của chúng. Tron🍌g lá thư gửi cơ quan nông nghiệp và môi trường, hơn 100 chủ đất, tổ chức môi trường và viện nghiên cứu hàng đầu kêu gọi thay đổi xếp loại của hươu từ loài cần bảo vệ thành động vật gây hại. Điều này sẽ cung cấp sự minh bạch cho việc kiểm soát tác động của chúng.
Tiến sĩ Alex Maisey, nhà sinh thái học ở Đại học La Trobe, cho biết hươu hoang dã đang hủy hoại các rừng mưa ôn đới như rừng Sherbrooke trên dãy Dandenong. Hươu tàn phá hơn 90% cây de vàng ở v♕ài nơi trong rừng Sherbrooke thông qua gặm vỏ cây và truyền nấm gây thối rễ. Tán cây bị hư hại khiến nhiều khu vực vốn ẩm ướt và râm mát trở nên khô héo.
Quần thể hươu hoang dã ở Victoria thuộc hàng lớn nhất Australia, theo Hội đồng loài xâm hại, với số lượng ước tính từ hàng trăm nghìn đến hơn một triệu con. Trong kh🐼i đó, thợ săn đã tiêu diệt khoảng 137.090 con hươu vào năm 2023. Tom Guthrie, một nông dân chăn cừu ở vùng Gramꦕpians của bang Victoria, cho rằng số lượng hươu đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Hươu gây thiệt hại lớn cho nông dân. Chúng dễ dàng nhảy lên hàng rào, gặm cây cỏ quý hiếm, phá hoại vườn nho và ăn nho chất lượng cao.
Tuy nhiên, Hiệp hội hươu Australia không ủng hộ thay đổi𒈔 xếp loại của hươu từ động vật hoang dã sang loài gây hại. Một phát ngôn viên của cơ quan môi trường Victoria cho biết kế hoạch quản lý hươu trên cả bang đang được tiến hành và xếp loại hiện nay không ảnh hưởng tới nỗ lực kiểm so𝐆át chúng.
An Khang (Theo Guardian)