Các nhà nghiên cứu đang khởi động những thử nghiệm truyền huyết tương từ máu của người nhiễm Covid-19 đ🐽ã phục hồi cho bệnh nhân đang ốm hoặc c💮ó nguy cơ cao. Mang tên liệu pháp huyết tương phục hồi, kỹ thuật này có thể đem lại hiệu quả ngay cả khi bác sĩ không biết chính xác thành phần nào trong máu có ích.
Với công trình ng💜hiên cứu tiên phong về sử dụng huyết tương lần đầu tiên để chữa bệnh bạch cầu năm 1891, nhà sinh lý học người Đức Emil von Behring được trao giải Nobel y sinh. Những báo cáo về cách điều trị này xuất hiện từ đại dịch cúm năm 1918 - 1919, dù giới nghiên cứu 🐈thiếu bằng chứng rõ ràng về lợi ích của nó trong đợt khủng hoảng y tế toàn cầu đó.
Trước đây, khó khăn trong thu thập lượng lớn huyết tương từ người sống sót sau khi nhiễm bệnh khiến y bác sĩ không thể phát huy hết tác dụng của liệu pháp miễn dịch thụ động này. Do số lượng 𝔍khan hiếm, việc truyền huyết tương lấy từ tình nguyện viên chỉ dành cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Bước sang thế kỷ 21, việc áp dụng miễn dịch thụ động có nhiều thay đổi đáng kể những ti🌠ến bộ trong y học phân tử và công nghệ mới cho phép nhà khoa học nhanh chóng tìm ra đặc điểm và tăng quy mô sản xuất phân tử bảo vệ cơ thể.
Đội quân phòng ngự của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của người mắc Covid-19 khỏi bệnh đã tìm ra cách chiến đấu và đánh bại nCoV. Kháng thể vô hiệu hóa virus là một trong những phản ứng miễn dịch quan trọng nhất. Những kháng thể này là protein tiết ra từ tế bào miễn dịch mang tên bạch huyết bào (lymphocyte) B hay tế bào B khi chúng chạm trán vật xâm nhập như virus. Kháng thể nhận biết và liên kết với protein trên bề mặt các hạt virus. Với mỗi bệnh lây nhiễm, hệ miễn dịch lại thiết kế kháng thể đặc hiệu dành riêng để đối phó mầm bệnh🌼.
Ví dụ, mỗi nCoV được bao phủ bởi các protein hình gai mà chúng sử dụng như chìa khóa mở cánh cửa vào tế bào để lây nhiễm. Bằng cách nhắm vào những protein đặc trưng này, kháng thể khiến virus gần như không thể xâm nhập tế bào con người. Các nhàꦜ khoa học gọi loại kháng thể đó là "Nab" bởi chúng vô hiệu hóa nCoV trước khi virus tìm thấy lối vào tế bào.
Một mục tiêu của chuyên gia vaccine là tìm ra cách thúc đẩy sản sinh kháng thể♌ đặc hiệu. Khi lây nhiễm lần đầu tiên, tế bào B tự "đào tạo" chúng trở thành nhà sản xuất Nab. Chúng ghi nhớ hình dáng của vật xâm nhập. Khi phát hiện vật xâm nhập đó lần nữa, tế bào B lập tức hành động bằng cách nhanh chóng tiết ra lượng 𝓡lớn NAb mạnh, ngăn cơ thể ốm lần thứ hai.
Vaccine tận dụng cơ chế trên để kích thích phản ứng miễn dịch và sau đó dựa vào trí nhớ của hệ m🔴iễn dịch để ngăn chặn mầm bệnh nếu tiếp xúc. Miễn dịch thụ động là quá trình sử dụng kháng thể vô hiệu hóa virus từ một cá nhân để bảo vệ hoặc điều trị cho cá nhân khác. Một ví dụ quen thuộc của quá trình này trong tự nhiên là kháng th🐷ể bảo vệ cơ thể được truyền từ mẹ sang con khi cho trẻ bú.
Ví dụ từ virus Ebola
Ngoài vai trò chăn chặn mầm bệnh, kháng thể còn có lợi trong điều trị bệnh lây nhiễ𝔍m do virus. Dù vậy, khai thác tiềm năng của kháng thể thường khó khăn, chủ yếu vì phân lập đủ kháng thể để điều trị hiệu quả đòi hỏi nhiều công sức. Những tiến bộ gần đây trong công nghệ y học phân tử cho phép giới nghiên cứu tăng quy mô phân lập kháng thể để thử nghiệm. Năm 2014 - 2015, dịch Ebola xuất hiện ở Tây Phi, kéo dài hơn một năm và giết chết hơn 11.000 người. Khoảng 40% bệnh nhân tử vong và chưa có phương pháp điều trị hoặc vaccine nào được thông qua.
Trong tình hình đó, ZMapp, hỗn hợp từ 3 NAb tổng hợp cho kết quả ban đầu đầy hứa hẹn trong cải thiện tình trạng của người nhiễm virus EBOV gây dịch Ebola. Khi Ebola bùng phát trở lại trong rừng nhiệt đới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, các bác sĩ thử nghiệm đồng thời để so sánh ba hỗn hợp kháng thể khác nhau vào tháng 11/2018. 9 tháng sau, kết quả cho phép họ kết thúc thử nghiệm và sử dụng hỗn hợp kháng thể trong điều trị bệnh. Dù ZMapp không hiệu quả như dự đoán, thử nghiệm giúp xác định hai liệu phá🦩p kháng thể khác giúp ức chế triệu chứng 🌄ở bệnh nhân Ebola.
Áp dụng với nCoV
Báo cáo công bố hôm 6/4 trên tạp chí PNAS của nhóm nhà khoa 𒐪học ở Thâm Quyến, Trung Quốc, cho thấy huyết tương chứa kháng thể từ người hồi phục sau khi mắc Covid-19 giúp điều trị thành công cho 5 bệnh nhân nguy kịch. Hồi cuối ♔tháng 3, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng huyết tương để điều trị cho bệnh nhân nguy kịch ở nước này. Bệnh viện Mt. Sinai ở New York cũng cộng tác với FDA và nhiều bệnh viện khác để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng nhằm xác định liệu pháp miễn dịch thụ động này có khả thi hay không.
Nguồn cung cấp huyết tương phục hồi phân lập từ người vừa khỏi bệnh quá thấp để sử dụng rộng rãi. Những kháng thể vô hiệu hóa virus mạnh nhất phải được nhanh chóng nhận dạng và sản xuất hiệu quả với số 𒆙lượng lớn. Vài công ty cũng như một số phòng thí nghiệm đang hướng tới mục tiêu này. Đứng đầu là Regeneron, công ty dược phẩm Mỹ từng thiết kế phương pháp điều trị hiệu quả Ebola. Họ phân lập và tìm NAb đặc hiệu, sau đó lên kế hoạch thiết kế hỗn hợp bao gồm những phân tử mạnh nhất. Mục tiêu của kháng thể là protein hình gai của virus. Công ty dự định thử nghiệm lâm sàng vào đầu mùa ꦉhè, kéo dài khoảng 3 tháng.
An Khang (Theo Conversation)