Ông cũng bày tỏ sự ngạc nhiên rằng quỹ này kỳ vọng nhận được tiền. "Làm sao các chủ nợ lại chờ IMF được trả trong khi các ngân hàng của chúng tôi đang kẹt tiền chứ. Nếu họ quyết định ngừng viඣệc bóp nghẹt này lại, họ sẽ n❀hận được tiền", ông nói.
Cũng trong buổi phỏng vấn hôm qua, Thủ tướng Alexis Tsipras cho biết các lãnh đạo châu Âu sẽ không cương quyết đá Hy Lạp ra khỏi eurozone. ꦿTrong khi đó, một quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thì tiết lộ vẫn còn cách để giữ Hy Lạp ở lại khối tiền tệ chung, đó là người dân nước này bỏ phiếu phản đối các chính sách của ông Tspiras trong cuộc trưng cầu dân ý Chủ nhật này.
Vì Hy Lạp từ chối trả 1,5 tỷ euro cho IMF,🦋 tꦯừ đêm nay, nền tài chính yếu ớt nước này sẽ không còn chính thức thuộc sự bảo hộ của các chương trình giải cứu của EU nữa.
"Việc Hy Lạp rời eurozone rất tiếc là khả năng không thể loại trừ", Benoit Coeure - thành viên Ban lãnh đạo ECB cho biết trong buổi phỏng vấn tối qua với Les Echos. Người Hy Lạp c🔴ó quyền bỏ phiếu để thay đổi vận mệnh của mình. Nếu đồng ý các biện ph♏áp thắt chặt, họ sẽ vẫn ở lại eurozone.
Tsipras đang dựa vào sự giận dữ của người dân để ܫcủng cố quyền lực. Tính toán của ông là người Hy Lạp có thể bỏ phiếu không tán thành các biện pháp thắt chặt.
"Cuộc bỏ phiếu sẽ giúp chúng tôi có vị thế lớn hơn khi các cuộc đàm phán được phục hồi. Càng nhiều người chống thắt chặt, vị thế của chúng tôi càng lớn", ông cho biết. Còn Chủ tịch Ủy ban ch🤪âu Âu (EC), Jean-Claude Juncker thì tuyên bố "cả thế giới" sẽ coi phiếu chống thắt chặt của Hy Lạp là sự quay lưng với châu Âu.
Hà Thu (theo Bloomberg)