Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia ⭕Muhyiddin Yassin tại Jakartꦕa hôm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết ngoại trưởng hai nước đã được đề nghị trao đổi với Brunei, chủ tịch ASEAN, để tìm cách tổ chức cuộc họp đặc biệt về Myanmar.
Thủ tướng Muhyiddin gọi cuộc đảo chính Myanmar là "một bước lùi trong tiến trình dân chủ ở quốc g🍰ia đó".
Tuy nhiên, những cuộc họp như vậy hiếm khi được tổ chức và việc sắp xếp cuộc họp có thể là một thách thức lớn, bởi ASEAN duy trì chính sách không can thiệp và🍰o các vấn đề nội bộ của quốc gia thành viên và phản ứng của mỗi nước với tình hình Myanmar cũng khác nhau.
Trong một tuyên bố đưa ra hồi đầu tuần, ASEAN, trong đó Myanmar là thành viên, c🔜ho biết đang theo dõi chặt chẽ diễn biến ở nước này.
Quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng sáng 1/2, vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới được bầu từ cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, trong đó đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD)🉐 của bà Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định "hành động theo luật pháp".
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực ch༒o chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar".
Trong khi đó, một số quốc gia thành viên ASEAN như Tháಞi Lan, Campuchia và Philippines khẳng định việc quân đội bắt bà Suu Kyi và giành quyền lực là "vấn đề nội bộ của Myanmar".
Huyền Lê (Theo Reuters)