Theo Reuters, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm nay gặp đại diện Đại s♔ứ quán Trung Quốc ở Jakarta sau vụ việc liên quan đến một tàu tuần duyên,🍷 một tàu cá Trung Quốc và một tàu trinh sát Indonesia ở phía bắc biển Natuna.
"Tại cuộc gặp, chúng tôi đã thể hiện sự phản đối mạnh mẽ của chúng tôi với việc tàu tuần duyên Trung Quốc xâm ph꧅ạm quyền chủ quyền Indonesia", bà Marsudi nói trong cuộc họp báo.
Chính quyền Indonesia❀ hôm 19/3 cố bắt một t💃àu Trung Quốc họ cho là đánh bắt trái phép ở vùng biển nước này, một quan chức Indonesia trước đó cho biết. 8 thuyền viên Trung Quốc bị bắt nhưng tàu tuần duyên Trung Quốc ngăn Indonesia kéo tàu đi.
Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cho rằng Jakarta nhiều năm nay theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông. "Với sự việc hôm qua, chúng tôi cảm thấy nỗ lực của chúng tôi bị can thiệp và phá hoại", bà nói sau cuộc gặp với 𒐪các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta.
Trung Quốc thì cho rằng tàu cá đang hoạt động ở "ngư trường truyền thống của Trung Quốc" và yêu cầu thả ngư dân. "Khi nói về tranh chấp nghề cá hay về các vấn đề ♏hàng hải, Trung Quốc luôn sẵn sàng làm việc với Indonesia để giải quyết nhữn🥀g tranh chấp này thông qua thương lượng và đối thoại", Sun Weide, quan chức Đại sứ quán Trung Quốc, nói tại Jakarta sau cuộc gặp với bộ trưởng Thủy sản Indonesia.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả các vùng biển gần những nước Đông Nam Á hơn, trong đó có Việt Nam. Tuy Indonesia không phải là bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nước này đã bày tỏ quan ngại về khả năng ཧTrung Quốc đưa quần đảo giàu tài nguyên Natuna vào "đường 9 đoạn" phi lý hay "đường lưỡi bò".
Trọng Giáp