"Indonesia tái khẳng định bản đồ đường 9 đoạn nêu🍸 yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và trái ngược với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNC🌟LOS)", lá thư được phái đoàn thường trực Indonesia gửi Tổng thư ký Antonio Guterres và Bộ phận phụ trách Các vấn đề về Biển và Luật Biển Liên Hợp Quốc ngày 26/5 có đoạn.
Trung Quốc đơn phương vẽ bản đồ "đường 9 đoạn" để đòi chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc hồi tháng 4 ngang nhiên lập quận quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, động thái bị Việt Nam phản đối mạnh mẽ.
Thư của phái đoàn thường trực tại LHQ của Indonesia khẳng định yêu sách của Trung Quốc trái với luật pháp quốc tế, nhắc lại việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7/2016 ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với vùng 🍰biển nằm trong "đường 9 đoạn".
Phái đoàn Indonesia kêu gọi các bên "tuân thủ hoàn toàn lu♋ật pháp quốc tế" và khẳng định nước này "không bị ràng buộc bởi bất cứ yêu sách chủ quyền nào được đưa ra trái với luật p🥃háp quốc tế, trong đó có UNCLOS".
Động thái của Indonesia diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây tăng cường các hoạt động đòi chủ quyền phi pháp trên Biển Đông như điều tàu bám theo tàu khoan của Malaysia, đâm chìm tàu cá Việt Nam, hay mới đây nhất là việc hải quân nước này trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhằm ♍chối bỏ phán quy🐼ết của PCA rằng hầu hết các thực thể ở Biển Đông đều không được coi là đảo theo quy định của UNCLOS và không có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Trong họp báo thường kỳ hôm qua, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt khẳng định mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt꧒ Nam là vi phạm chủ quyền của Việt♚ Nam và luật pháp quốc tế.
"Chú🅺ng tôi đã nhiều lần nêu rõ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Việt nói.
Nguyễn Tiến (Theo Wido News)