Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps |
Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa đang tìm cách san lấp những khác biệt giữa các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tꦍrong việc làm thế nào giải quyết mâu thuẫn chủ quyền biển đảo. Một số nước thành viên ASEAN đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc tại Biển Đông, nơi có những tuyến đường biển quan trọng với thương mại thế giới, đồng thời là ngư trường đánh cá có trữ lượng dồi dào và tiềm tàng khả năng có nguồ♕n dầu khí lớn.
Theo ông Natalegawa, 💯tình hình tại Biển Đông là phức tạp, nhưn♔g các nước có liên quan, gồm cả Trung Quốc, đều hiểu rằng mất sẽ nhiều hơn được nếu xung đột xảy ra.
"Có một sự thừa nhận rằng các nước trong khu vực này đã thịnh vượng và phát triển chính bởi vì có những điều kiện ổn định cũng như thuận lợi", AP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia nói bên lề phiên họp thường niênꦡ lần thứ 67 của Đại hội đồng Liên Hợ💖p Quốc tại Mỹ.
Tại Biển Đông, Trung Quốc cùng các nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Bắc Kinh luôn muốn giải quyết tranh chấp với từng nước liên quan hơn là thông qua một cơ chế đa phương, điều có thể khiến các nước nhỏ có ưu thế hơn 🌌trên bàn đàm phán.
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết T🐟rì hôm qua, ông Natelagawa cho biết đã có một số điều chỉnh trong quan điểm của Bắc Kinh. Bộ trưởng N🅘goại giao Indonesia cho biết Trung Quốc nhận thức hơn ai hết sự cần thiết của những tiến triển ngoại giao, trong đó có việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC). Đây là văn bản được Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002.
Việc tiến tới đạt được bộ Quy tắc Ứng xử (COC) về giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông được cho là một cơ chế để DOC được áp dụng trong thực tế. "Điều mà chúng ta đang tìm kiếm là một loại quy tắc cơ bản dành cho Biển Đông", ông Natelagawa nói. "Đó sẽ làꦜ tiền đề để các nước ứng xử theo một cách có thể duy trì sự ổn định".
Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm qua, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho hay ASEAN đã có những đàm phám nghiêm túc đối với một bộ quy tཧắc ứng xử có ràng buộc pháp lý.
Ông Natelagawa nói các nước ASEAN sẽ bắt đầu nghiên cứu về dự thảo bộ quy tắc tại các cuộc tham vấn bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York tuần này. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia hy vọng sẽ có tiến triển về bộ quy tắc này trước cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh đạo Đông Á tại Campuchia vào tháng 11. Natelagawa cho rằng bộ quy tắc ứng xử là cần thiết để các tranh chấp không💛 đi quá kiểm soát.
Indonesia không phải là một nước có liên quan trong tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, là một quốc đảo rộng lớn, quốc gia này có vai trò quan trọng với sự ổn định của khu vực. Sau sự kiện ASEAN lần đầu tiên sau 45 năm không thể ra tuyên bố chung tại hội nghị ngoại trưởng ở Campuchia hồi tháng 7, chính ông Natelagawa đã có những chuyến ngoại giao con thoi và thu được thành công với việc ASEAN sau đó ra được nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông.
Nhật Nam