Động thái trêꦚn là một phần trong chiến lược khôi phục sự thống trị của Intel trong lĩnh vực chip và giảm ꦕsự phụ thuộc của Mỹ vào các trung tâm sản xuất châu Á.
Pat Gelsinger, CEO Intel, cho biết khoản đầu tư ban đầu trị giá 20 tỷ USD trên một khu đất rộng 404,6 ha ở New Albany, Ohio (Mỹ) và sẽ tạo ra 3.000 việc làm. Trong tương lai, con số này sẽ nâng lên 100 tỷ USD với tổng số 8 nhà máy và sẽ là khoản đầu tư lớn nhất được ghi nhận ở Ohio. "Đây có thể trở thành địa điểm sản xuất chất bán dẫn lớn nhất hành tinh", CEO Intel nói. Việc xây dựng hai nhà máy đầu tiên dự kiến từ cuối năm 2022 và bắꦕt đầu sản xuất từ 2025.
Trong khi các nhà sản xuất chip đang cố gắng cải t🥃hiện sản lượng, kế hoạch xây n♓hà máy mới của Intel không làm giảm tình trạng khan hiếm nguồn cung hiện nay. Các khu phức hợp như Intel mới đầu tư sẽ phải mất nhiều năm xây dựng. Ông Gelsinger cũng dự đoán vấn đề thiếu chip sẽ tiếp tục kéo dài sang 2023.
"Trung Quốc đang làm mọi cách chiếm lĩnh thị trường toàn cầu để cạnh tranh v🦄ới Mỹ", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Gelsinger trong sự kiện chào mừng khoản đầu tư mới của Intel. Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nhận định sự kiện có thể giúp nước này hạn chế "phụ thuộc vào các quốc gia cách đây nửa vòng trái đất".
Năm 2021, Intel có mức tăng trưởng chỉ 0,5%, thấp nhất trong top 25 công ty hàng đầu nước Mỹ theo 🅠dữ liệu từ Gartner. Ngoài khoản đầu tư khổng lồ vào Ohio, Intel dự tính công bố một địa điểm sản xuất chip lớn khác ở châu Âu trong vài tháng tới.
Không chỉ Intel tăng cường mở rộng nhà máy, các công ty khác như Samsung, TSMC cũng đã công bố kế hoạch đầu tư lớn vào Mỹ. Tuy nhiên, điều này khiến các chuyên gia lo ngại về tình trạng dư thừa chip trong tương lai. Alan Priestley, nhà phân tích tại Gartner, nói: "Ngành công nghiệp đang phát triển và metaverse có thể gi🐭ải quyết được nguồn cung dồi dào này. Nhưng bong bóng lớn trong ngành chip toàn cầu vẫn có thể sắp xảy ra".
Khương Nha (theo Reuters)