Sau vải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên một lần nữa t💎heo các chuyến bay của Vietnam Airlines ra thế giới, làm꧒ tăng trải nghiệm mới của hành khách.

Sau vꦰải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưn🌟g Yên một lần nữa theo các chuyến bay của Vietnam Airline ra thế giới, làm tăng trải nghiệm mới của hành khách.

háng 8, con đường dẫn vào thôn Lê Như Hổ, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên nhộn nhịp xe cộ vào thu mua nhãn. Như hàng chục hộ trong thôn, ông Nguyễn Tiến Hậu tất bật thu hoạch để kịp trả đơn hàng.

Ở tuổi ngoài 50 và đã gắn bó với vườn nhãn hơn 20 năm, ông Hậu nhớ rõ tuổi của từng gốc cây trong vườn nhà, dù rằng khu vườn của ông có đến 250 cây và trải dài trên một diện tích vài ha. Trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt mướt mồ hồi hôi của một ngày oi bức, ông đi dọc khu vườn, nhìn lướt từng chùm nhãn và bấm xuống những chùm đã đủ độ thu hoạch, cho vào xe đẩy.

Ông Hậu chia sẻ trong kh⛄i với tay cắt một chùm nhãn sai trĩu quả. “Nhãn lồng Hưng Yên là loại cùi dày, có múi vân, đặc biệt là độ thơm đặc trưng không vùng nào có được”. Bởi vậy, xưa kia, loại trái cây này được chọn là sản vật để 🌜tiến vua.

Nhiều năm trước, khi nhận thấy những cây nhãn do ông cha để lại, vừa mang đậm nét truyền thống địa phương, lại vừa mang đến hiệu quả về kinh tế, nhiều hộ dân thuộc Hợp tác xã Tiên Châu, trong đó có gia đình ông Hậu đã dồn điền đổi thửa và thành lập nên một vùng rộng lớn, trồng nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng.

Tuy nhiên, những cây nhãn được người nông dân chăm sóc chủ yếu dựa theo kinh nghiệm cá nhân. Khi mưa nhiều thì che gốc để giữ chất dinh dưỡng, đến mùa phải tỉa cành để phân buồng. Do đó, nhãn lồng Hưng Yên dù nổi tiếng vẫn khó có giá cao. Những người nông dân như ông Hậu chủ yếu chờ thương lái đến mua, giá được mất tùy năm.

Từ cuối năm 2017, gia đình ông Hậu và nhiều hộ nông dân của Hợp tác xã Tiên Châu đã thay đổi hoàn toàn việc chăm bón theo kinh nghiệm và cảm nhận, sau một thời gian tập huấn. Năm nay, đó là lứa nhãn đầu tiên được chăm sóc dưới sự hướng dẫn và theo dõi nghiêm ngặt của chi cục bảo ꧑vệ thực vật địa phương theo tiêu chuẩn VietGap.

Mỗi cây nhãn được chăm sóc một cách khoa học, bón phân hữu cơ, sử dụng thuốc được cấp phép không có mầm bệnh, không chứa thuốc bảo vệ thực vật cấm, được chiếu xạ chống ký sinh trùng. Quy trình rắc rối hơn với người nông dân nhưng bù lại chất lượng quả được nâng cao, đi cùng với đó là hiệu quả về kinh tế và thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên được biết đến rộng rãi.

“So với những năm trước, nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGap có giá cao hơn khoảng 3.000 đồng mỗi kg”, ông Hậu phấn khởi nói. Riêng ngày đầu của lễ hội nhãn 2018, vườn nhà ông Hậu đã tiếp 5 đoàn đến tham quan. Với sản l๊ượng 8-11 tấn nhãn, ông Hậu dự kiến thu về 200 – 250 triệu đồnඣg trong vụ này. Ngoài xuất đi các tỉnh thành trong nước, lần đầu tiên, nhãn vườn nhà ông Hậu được phục vụ trong suất ăn của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, tới các nước châu Á, Australia và châu Âu.

Đón lô nhãn đầu tiên phục vụ trên máy bay, anh Nguyễn Kính Hoàng, nhân viên tiếp nhận nguyên liệu ở Công ty suất ăn hàng không Nội Bài NCS, nhanh chóng đưa vào xử lý. Ban đầu, nhãn được các nhân viên cắt cuống 3-5mm, sau đó sàng lọc để loại bỏ quả nhỏ, sứt sẹo, thậm chí mọc từng chùm đôi, ba. “Quả kép khi tách rất dễ làm xước lớp vỏ, khiến khó bảo đảm chất lượng trong quá trình rửa, vận chuyển”, anh Hoàng lý giải. Theo đó, nhãn đạt chuẩn sẽ có kích thước đồng đều, từ 8 đến 13g một quả.
Sau đó lô nhãn được rửa qua hai lần nước sạch và ngâm một lần nước khử trùng. Anh Hoàng cho biết, nồng độ NaClO khử trùng vỏ là 0,05%. Nhãn được ngâm đúng 120 giây, có đồng hồ bấm theo dõi, sau khi vớt để khô là nhãn đã có thể đóng gói chờ chia suất.

Số nhãn được anh Hoàng tiếp nhận dự kiến khoảng ba tấn và sẽ xử lý hai ngày một lần, mỗi lần 105 kg, để phục vụ hành khách khoang thương gia trên 70 đường bay trong nước và quốc tế thời gian tới. Sau khâu sơ chế, nhãn sẽ được bọc nilon, bảo quản trong kho lạnh 0-5 độ C, chờ tối đa 48 giờ để lên suất ăn.
17h, tại NCS, tiếng loa thông báo các chuyến bay cần chuẩn bị suất ăn liên tiếp vang lên, không khí làm việc như chưa có dấu hiệu của giờ tan tầm. Nhìn theo mẫu đặt trước, chị Mai cũng các nhân viên nhanh tay chia nhãn thành các phần kèm một mẩu giấy nhỏ về thông tin sản phẩm lên trên, nội dung ghi: “Nhãn lồng Hưng Yên, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap”, được in bằng cả tiếng Việt và Anh.
Theo kế hoạch, nhãn lồng trở thành món tráng miệng cho mọi bữa ăn trên khay của các chuyến bay nội địa và quốc tế của Vietnam Airlines xuất phát từ Hà Nội và TP HCM. Dự kiến, thời gian cung cấp nhãn lồng kéo dài trong khoảng một tháng chính vụ, từ 15/8 đến 15/9. “Mỗi trái nhãn tuy nhỏ, nhưng thông qua đó, chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn bè trên khắp thế giới những hương vị tinh túy của thiên nhiên một cách bản địa nhất, Việt Nam nhất”, ông Lê Hồng Hà, - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines bày tỏ. “Quảng bá gián tiếp các nông sản Việt với bạn bè quốc tế là ưu tiên số 1 trong việc đưa các đặc sản tiêu biểu của quốc gia lên phục vụ cho các chuyến bay của chúng tôi trên hành trình vươn mình ra thế giới”.