Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoà🍬n Intimex kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - là một trong những đại diện ngành lúa gạo có cơ hội phát biểu tại phiên toàn thể chủ đề "Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp", thuộc khuôn khổ diễn đàn Mekong Startup 2022, ở nhà văn hóa Lao Động Đồng Tháp, hôm 20/12.
"Chúng tôi cam kết đồng hành các nhà sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL, các địa phương, đảm bảo mua giá tốt nhất, tiếp tục đầu tư nâng cao thiết bị tại nhà máy chế biến lẫn vùng sản xuất lúa chính, giúp người dân làm nông hiệu quả, yên tâm phát triển ngành lúa gạo 𝓀ở ĐBSCL", ông Đỗ Hà Nam khẳng định.
Trư⛦ớc đó mở màn tham luận, ông đồng tình với nhận định của lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương lẫn doanh nghiệp: lúa gạo là sản phẩm số một của nông nghiệp Việt, đóng vai trò then chốt của an ninh lương thực Việt Nam lẫn thế giới. Hàng năm, nước ta sản xuất khoảng 43 triệu tấn lúa (trên 21 triệu tấn gạo). Xuất khẩu bình quân 6,1-6,5 triệu tấn gạo mỗi năm, riêng 2022 ước đạt 7 triệu tấn và chủ yếu nguồn từ ĐBSCLꦺ.
"Nhiều năm liền xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ hai thế giới, sa♑u Ấn Độ, được thế giới đánh giá cao, ngưỡng mộ", ông Đỗ Hà Nam cho hay và chỉ ra bốn thành tựu ngành lúa gạo nước nhà đã đạt được.
Đầu tiên, Việt Nam sản xuất ba vụ lúa mỗi năm - điều này rất hiếm, bởi hầu hết quốc gia trên toàn cầu chỉ làm được 1-2 vụ mỗi năm.💃 Năng suất bình quân 5-7 tấn/ha, đóng góp một phần không nhỏ cho mục tiêu "phát t💦hải thấp".
Thành tựu thứ hai là chuyển hóa từ sản xuất lúa giá trị thấp (gạo trắng) sang các chủng loại chất lượng như gạo thơm OM, DT, Jasmine, ST, gạo nếp... Nhờ vậy giá♌ lú❀a từ 3.000/kg tăng lên 6.000/kg, có thời điểm cán mốc 7.000/kg. Ngoài ra, nhiều vùng lúa cao sản được hình thành.
Thứ ba là hiện đại hóa máy móc trong sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo. Nhiều doanh nghiệp mạnh tay đầu tư thiết bị hàng đầu trong nước và quốc tế, ứng dụng trong mọi công đoạn - từ cải tạo đất, trồng lúa, bón phân, thu hoạch, sấy lúa, xay xát, bao bì, đóng gói,🅷 vận chuyển...
"Nhờ hiện đại hóa máy móc, lượng hao hụt trong sản xuất, chế biến và bảo quản giảm mạnh, nâng cao chất lượng lẫn giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Các thiết bị hiện đại sử được dụn🔥g cho tất cả các
Thành tựu cuối cùng là vỏ trấu từ phế phẩm có giá trị thấp, bán khoảng 500 đồng/kg trở thành phụ phẩm cao cấp, bán đến 1.300 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên 2.1🌟00 /kg🦩. Vỏ trấu được chế biến thành viên nén trấu dùng làm nhiên liệu đốt, một phần xuất khẩu sang châu Âu, phần còn lại dùng trong nước.
Chủ tịch HĐQT Intimex nhấn mạnh viên nén trấu là nhiên liệu đốt hoàn toàn từ thực vật nên đáp ứng tiêu chí "phát thải thấp". Suốt phần tham luận, ông Hà cho thấy sự tâm huyết với ngành lúa gạo nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung💦. Nhiều khác mời đồng tình với quan điểm của ông.
Ở phần sau tham luận, Chủ tịch Đỗ Hà Nam đề xuất sáu kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương lẫn ngân hàng, góp phần nâng cao gi꧑á trị chuỗi lúa gạo, hướng tới hiện đại, bền vững, phát thải thấp:
Trước tiên, ông cho rằng cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp để thu mua, xuấ🍌t khẩu, tạm trữ, đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo. Đồng thời ổn định tỷ giá ngoại tệ.
Tiếp theo ưu tiên đầu tư nghiên cứu giống gạo năng suất tốt, chất lượng cao. Thứ ba, hạn chế, cấm các loại thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lẫn người tiêu dùng đã 💯được một số nước cảnh báo.
Thứ tư, khuyến khích, mở rộng vùng trồng lúa đặc sản, hữu cơ bền vững. Ưu tiên phát triển vùng trồng lúa có năng suất cao. Đ🧜ẩy mạnh lai tạo cá🌃c giống lúa thơm như ST, OM, DT, Jasmine, gạo nếp..., giống kháng bệnh để giảm phun thuốc trừ sâu.
Tiếp tục quảng bá gạo Việt, mở rộng thị trường, nhất là EU và Mỹ. Cuối cùng, ♛ông Hà kỳ vọng Bộ, ngành, các cấp hỗ trợ doanh nghiệp có cơ hội tham gia chương trình giảm phát thải khí cao trong sản xuất, chế biến lúa gạo... của các t🐓ổ chức quốc tế.
Diễn đàn Mekong Startup 2022 có sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ với cố vấn nội dung của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và đơn vị truyền thông - báo VnExpress. Mục tiêu chính của chương trình là hướng đến giảm biến đổi khí hậu, hạn chế ảnh hưởng nặng nề từ quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Trong đó, lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp giữ vị trí trung tâm theo định hướng bền vững, hiện đại và đổi mới sán💜g tꦚạo.
Vạn Phát