Một số cửa hàng ở Hà Nội rao bán các mẫu iPhone 11, 11 Pro và 11 Pro Max bản lock từ giữa tháng 10. Khác🤪 với bản quốc tế, iPhone khoá mạng cần dùng sim ghép (một bảng mạch nhỏ dính kèm với sim chính), mới có thể sử dụng ở Việt Nam.
Trong 3 phiên bản iPhone mới, iPhone 11 bản khoá mạng có giá khoảng 13 triệu đồng cho model 64 GB, rẻ hơn gần 7 triệu đồng so với bản quốc tế. ꦦCác phiên bản dung lượng cao hơn, 128 GB và 256 GB, lần lượt là 15,3 và 16,7 triệu đồng - vẫn rẻ hơn bản 64 GB hàng quốc tế vài triệu đồng.
iPhone 11 Pro và 11 Pro Max khoá mạng đợt này cũng༺ về nhiều nhưng không được người dùng trong nước quan tâm bằng iPhone 11 vì giá của 2 mẫu này khá cao. Ví dụ, iPhone 11 Pro Max khóa mạng🀅, 64 GB, xấp xỉ 23 triệu đồng - gần bằng với iPhone XS Max bản quốc tế và đắt hơn nhiều mẫu Android cao cấp của Samsung, Sony.
Năm nay, iPhone 11 khoá mạng không 😼tạo ra "cơn sốt" như vài năm trước, Mạnh Tuấn, chủ một cửa hàng kinh doanh iPhone ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội), chia sẻ. Mặc dù chênh lệch giá hàng triệu đồng so với bản quốc tế, việc sử dụng sim ghép không ổn định khiến nhiều người lưỡng lự khi mua mặt hàng này.
Nếu dùng iPhone "lock", người mua không dùng được eSim, thi thoảng bị lỡ cuộc gọi, mất sóng ở những nơi sóng kém, thậm chí khó truy cập 4G... Theo một số người sử dụng iPhone lâu năm, iPhone khoá mạng khó nâng cấp lên các phiên bản iOS mới vì phải chờ sim ghép tương thích. Điều này khiến cho trải nghiệm các tính năng mới từ Apple bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chất lư꧑ợng của iPhone 11 khoá mạng cũng khó kiểm soát hơn so với hàng quốc tế. Ngoài ra, dù là máy mới chưa kích hoạt, các bản lock bán ra chỉ gồm máy và cáp, sạc chứ không có đầy đủ hộp.
iPhone 11 khoá mạng tại Việt Nam hiện nay đa phần là tới từ thị trường Nhật, là bản hợp đồng với các nhà mạng AU, Docomo. Bên cạnh đó, thị trường còn xuất hiện máy khoá mạng t𒅌ừ thị trường Mỹ được phân phối qua nhà mạng Verizon.