Có nhu cầu mua iPhone XS Max, Thu Hằng (Hà Đông, Hà Nội) tìm đến một người bán iPhone trên Facebook. Giữa hàng chục chiếc iPhone khác nhau về mẫu mã, hình thức, mà chủ cửa hàng đưa ra, cô chấp nhậ💟n chi 12 triệu đồng để lấy sản phẩm được quảng cáo là "mới nhất". Người bán khẳn💧g định "máy dùng lướt, mới sạc vài lần và pin còn 100%".
Vấn đề nảy sinh ngay trong những lần sử dụng đầu tiên. Chiếc iPhone XS Max vốn nổi tiếng "pin trâu", nhưng sạc đầy 100% mà sử dụng chưa được một ngày đã hết. "Chiếc iPhone XS Max này pin thua cả chiếc iPhone 7 tôi dùng trước đó", Hằng phàn nàn. Cô mang máy lại cửa hàng và được đổi một máy khác pin 95%, nhưng lại dùngꦦ lâu và ổn định hơn.
Theo những người kinh doanh iPhone cũ, loại iPhone được quảng cáo là "pin 100%" như máy Hằng mua có thể ✱đã được "kích pin". Đây vốn là những chiếc iPhone cũ, pin đã chai, nhưng được người bán dùng phần mềm thay đổi giao diện báo pin thành "pin 100%", khiến người mua tưởng rằng đây là máy mới.
Trên các chợ điện thꦆoại cũ, loại hàng này xuất hiện nhiều và được nhiều người chọn mua. "Tâm lý chung của người mua iPhone là muốn chọn máy cũ nhưng pin tốt. Tuy nhiên, nếu máy đã bán ra nhiều năm mà pin vẫn còn 99 đến 100%, người dùng nên nghi ngờ. Có thể chúng đ🌳ã bị thay pin. Nếu pin còn 'zin' theo máy, có thể chúng đã bị làm giả thông số", Nguyễn Lâm, một người kinh doanh iPhone lâu năm nhận định.
Kể từ năm 2018, khi iOS 11.3 ra mắt, Apple cung cấp﷽ cho người dùng tính năng kiểm tra "tình trạng pin" để biết biết pin đã bị chai nhiều hay chưa. Nếu pin còn dưới 80%, hiệu năng của máy có thể giảm và người dùng được đề nghị 𓂃thay pin mới. Người mua iPhone cũ tại Việt Nam cũng thường dựa vào thông số này để đánh giá tình trạng máy và định giá sản phẩm.
"Những chiếc iPhone pin còn đủ 100% sẽ được người mua cho rằng chủ cũ ít dùng, nên 🍸chấp nhận mua với giá cao hơn từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Nắm được tâm lý này, giới kinh doanh iPhone cũng thường làm giả thông số để dụ người dùng", Hoàng Kiên, một người đổ buôn iPhone chia sẻ.
Việc làm giả thông số này được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng. Sau khi thay đổi thông số tình trạng pin, người mua reset cũng không thể trở lại thông số thật. Tuy nhiêꦚn, do pin đã bị chai, các máy "kích pin" thường gặp hiện tượng pin sụt nhanh và nóng máy khi sạc.
Bản thân nhiều chủ hàng bán iPhone cũ cũng phải cẩn trọng trước những loại hàng này. "Mỗi khi nhập máy về, chúng tôi phải sử dụng trước để kiểm tra rồi mới dám bán cho khách, bởi hiện Apple chưa có cách kiểm tra dung lượng🐷 thật của pin. Việc kiểm tra bằng các phần mềm trên thị trường hiện nay đều có thể b🐻ị qua mặt", anh Lâm nói.
Theo giới kinh doanh iPhone, chiêu "kích pin" này vốn có từ lâu, nhưng chỉ xuất hiện trên những mẫu iPhone đời cũ được chuộng, như iPhone XS Max, iPhone 8 Plus. Thời gian gần đây, những dòng iPhone tương đối mới, như iPhone 11, 11 Pro/Pro Max cũng có hàng "kích pin".
Theo những người có kinh nghiệm, ngoại hình hay các thông số trên iPhone cũ chỉ có tính tham khảo, bởi chúng hoàn toàn có thể bị làm giả mà người dùng khó nhận ra. "Cách tốt nhất vẫn là tìm đến những nơi tin tưởng, có chế độ bảo hành dài, hoặc mua máy mới. Giá iPhone mới tại Việ🌌t Nam hiện cũng đang rất tốt rồi", Thế Hoàng, một người kinh doanh iPho🍌ne tại Hà Nội chia sẻ.
Lưu Quý