"Nhiều quốc gia đã liên lạc với chúng tôi từ năm ngoái. Chúng tôi cũng tiến hành hàng loạt cuộc thảo luận với nhiều nước. ꧒Chúng tôi sẽ xuất khẩu vũ khí nhiều hơn nhập khẩu", Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad Amir Khatami nói trên truyền hình hôm nay.
Quan chức Iran cũng nhắc tới những thành♊ tựu quân sự của nước này trong bối cảnh bị cấm vận. "Đối phương đã nhận ra Iran là một cường quốc tên lửa thu hút nhiều sự chú ý, cũng là một trong 5 nước dẫn đầu thế giới về꧅ phát triển máy bay không người lái", Bộ trưởng Khatami nói thêm.
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh lệnh cấm ꦰvận vũ khí thông thường đối với Tehran bắt đầu hết hiệu lực dần từ ngày 18/10, cho phép nước này mua bán nhiều loại vũ khí mà không chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Liên Hợp Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay cảnh báo Washington sꦬẽ "trừng phạt mọi cá nhân hay tổ chức đóng góp vật chất vào cung cấp, bán hoặc chuyển giao vũ khí thông༒ thường đến hoặc đi từ Iran".
Từ năm 2006 đến 2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua ba nghị quyết cấm xuất khẩu công nghệ liên quan tới hệ thống vận chuyển vũ khí hạt n൲hân tới Iran, cấm Tehran xuất khẩu vũ khí, cũng như cấm các nước bán vũ khí thông thường cho quốc gia này.
Điều khoản quy định thời hạn ngừng cấm vận vũ khí với Iran được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra trong Nghị quyết 2231, như một 🔯phần của K👍ế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận được ký hồi năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức và Anh. Theo đó, Tehran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Hội đồng B👍ảo an hồi giữa tháng 8 bác dự thảo do Mỹ đề xuất nhằm gia hạn lệnh cấm bán vũ khí cho Iran. Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi đây là "thất bại xấu hổ" của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, ജtrong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh sau đó nhất mạnh Washington đã hứng chịu "thất bại lịch sử".
Vũ Anh (Theo Sputnik)