"Chúng tôi không mong chờ có thể kết thúc đối đầu🍰 và căng thẳng với Mỹ, do nó xuất phát từ hàng loạt bất đồng mang tính căn bản. Chúng tôi hướng đ🐻ến kiểm soát căng thẳng và tình trạng thù địch", Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi trả lời đài truyền hình IRIB ngày 23/8.
Ông nhấn mạnh chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Masoud Pezeshkian là giảm hậu quả của bất đồng với Mỹ càng nhiều càng tốt, giảm bớt sức ép lên người dân và tránh phꦺải đối diện dư luận quốc tế bất lợi.
"Đây là hướng đi phù hợp cho chính sáchꦫ đối ngoại, với những sáng kiến giảm hậu quả của bất đồng, ngăn leo thang và tránh thi༒ệt hại nghiêm trọng cho đất nước", ông Araghchi nói.
Ông bình luận rằng dù quan hệ Mỹ - Iran đã có nhiều thù địch và nguy cơ trong những năm qua, nhiều cơ hội đã xuất hiện cho cả hai bên và Iran từng nắ🏅m bắt tốt nhiều cơ hội. Ông nhấn mạnh rằng "cân bằng chiến lược" giữa hai nước đang có lợi hơn cho Iran trong vài 🍸năm qua.
Dù vậy, Ngoại trưởng Abbas Araghchi khẳng định ưu tiên quan hệ của Iran vẫn là các thành viên trong "Trục Kháng chiến" và những nước láng giềng, cùng với Nga và Tru🥂ng Quốc. Ông nói ba nhiệm vụ chính của mình trong nhiệm kỳ là "lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia và danh dự tổ quốc".
Iran và Mỹ không có quan hệ ngoại gia🍸o chính thức sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1980 l💧ật đổ nhà vua Mohammed Reza, vốn là lãnh đạo được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn.
Quan hệ giữa Tehran và phương Tây chuyển hướng tích cực với thỏa thuận năm 2015, trong đó Iran chấp nhận sự giám sát quốc tế và hạn chế mở rộng chương trình hạt nhân quốc gia. Đổi lại, Mỹ và các nước châu Âu nới lỏng nhiều lệnh trừng phạt kinh tế từng áp đặt lê♌n Iran🉐 suốt nhiều năm. Ông Araghchi từng là thành viên quan trọng trong nhóm đàm phán của Tehran ở thỏa thuận này.
Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ⛄với Iran vào năm 2018, sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống. Quan hệ Washington - Tehran trở lại vòng xoáy thù địch sau đó, khi Mỹ tái áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với quốc gia Trung Đôngꦏ.
Thanh Danh (Theo Times of Israel, IRNA)