Một phụ nữ ở Baghdad nhìn hiện trường vụ nổ bom tấn công ở quận Ur. Hàng chục người thiệt mạng trong những vụ tấn công bằng xe chở bom tuần này ở khu vực người Shiite tại Baghdad. Thủ tướng Iraq Nouri Al Maliki, một người Hồi giáo dòng Shiite, lên nắm quyền hồi năm 2006 và đã tước bỏ chức vụ của rất nhiều chính trị gia Hồi giáo dòng Sunni, tạo ra bất đồng mang tính sắc tộc lớn tại Iraq. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ ở Baghdad nhìn hiện trường vụ nổ bom tấn công ở quận Ur. Hàng chục người thiệt mạng trong những vụ tấn công bằng xe chở bom tuần này ở khu vực người Shiite tại Baghdad. Thủ tướng Iraq Nouri Al Maliki, một người Hồi giáo dòng Shiite, lên nắm quyền hồi năm 2006 và đã tước bỏ chức vụ của rất nhiều chính trị gia Hồi giáo dòng Sunni, tạo ra bất đồng mang tính sắc tộc lớn tại Iraq. Ảnh: Reuters
Peshmerga (lực lượng an ninh người Kurd) tham gia tăng cường triển khai quân sự chống lại lực lượng chiến binh Hồi giáo ở Makhmur, vùng ngoại ô tỉnh biên giới Nineveh, phía bắc Iraq. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan từng thuộc về Al Qaeda đã đánh chiếm được gần hết miền bắc Iraq hồi tháng 6. Ảnh: Reuters
Peshmerga (lực lượng an ninh người Kurd) tham gia tăng cường triển khai quân sự chống lại lực lượng chiến binh Hồi giáo ở Makhmur, vùng ngoại ô tỉnh biên giới Nineveh, phía bắc Iraq. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan từng thuộc về Al Qaeda đã đánh chiếm được gần hết miền bắc Iraq hồi tháng 6. Ảnh: Reuters
Xe tăng chở chiến binh người Kurd trên tiền tuyến gần một trạm kiểm soát ở phía tây thủ phủ vùng tự trị người Kurd, miền bắc Iraq. Nhiều người chỉ trích rằng chính chính quyền Al Maliki và cách thức bổ nhiệm người trong hàng ngũ quân đội là nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của quân đội Iraq sau khi quân Mỹ rút khỏi nước này vào năm 2011 Ảnh: AFP
Xe tăng chở chiến binh người Kurd trên tiền tuyến gần một trạm kiểm soát ở phía tây thủ phủ vùng tự trị người Kurd, miền bắc Iraq. Nhiều người chỉ trích rằng chính chính quyền Al Maliki và cách thức bổ nhiệm người trong hàng ngũ quân đội là nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của quân đội Iraq sau khi quân Mỹ rút khỏi nước này vào năm 2011 Ảnh: AFP
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm người sống sót sau hai vụ nổ do xe chở bom tấn công ở Kirkuk hôm 7/8, gần nơi trú ẩn của người Hồi giáo dòng Shiite. Ảnh: AP
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm người sống sót sau hai vụ nổ do xe chở bom tấn công ở Kirkuk hôm 7/8, gần nơi trú ẩn của người Hồi giáo dòng Shiite. Ảnh: AP
Tín đồ Kito giáo người Iraq chạy trốn khỏi bạo lực ở làng Qara Qosh, phía bắc Iraq, đang nghỉ ngơi và cầu nguyện tại nhà thờ thánh Joseph ở thành phố Erbil hôm 7/8. Ảnh: AFP
Tín đồ Kito giáo người Iraq chạy trốn khỏi bạo lực ở làng Qara Qosh, phía bắc Iraq, đang nghỉ ngơi và cầu nguyện tại nhà thờ thánh Joseph ở thành phố Erbil hôm 7/8. Ảnh: AFP
Người dân tộc thiểu số dòng Yazidi bị phiến quân IS buộc phải cải đạo nếu không sẽ bị giết chết. Hơn 500 người Yazidi dã bị giết hại tuần qua và có khoảng 70 trẻ em chết vì đói khát khi trốn lên núi ở tỉnh Dohuk, cực bắc Iraq. Trong ảnh là nơi trú ẩn của những người Yazidi chạy trốn. Ảnh: Reuters
Người dân tộc thiểu số dòng Yazidi bị phiến quân IS buộc phải cải đạo nếu không sẽ bị giết chết. Hơn 500 người Yazidi dã bị giết hại tuần qua và có khoảng 70 trẻ em chết vì đói khát khi trốn lên núi ở tỉnh Dohuk, cực bắc Iraq. Trong ảnh là nơi trú ẩn của những người Yazidi chạy trốn. Ảnh: Reuters
Hàng trăm nghìn dân thường chạy trốn khỏi bạo lực ở Nineveh tới tỉnh Sulaimaniya, khu vực người Kurd kiểm soát ở miền đông Iraq hôm qua. Ảnh: Reuters
Hàng trăm nghìn dân thường chạy trốn khỏi bạo lực ở Nineveh tới tỉnh Sulaimaniya, khu vực người Kurd kiểm soát ở miền đông Iraq hôm qua. Ảnh: Reuters
Lực lượng an ninh Iraq và tình nguyện viên cố gắng bảo vệ một khu vực phía bắc thành phố Baghdad, trước cuộc tấn công của Tổ chức nhà nước Hồi giáo IS nhằm đánh chiếm thành phố hôm 6/8. Ảnh: Reuters
Lực lượng an ninh Iraq và tình nguyện viên cố gắng bảo vệ một khu vực phía bắc thành phố Baghdad, trước cuộc tấn công của Tổ chức nhà nước Hồi giáo IS nhằm đánh chiếm thành phố hôm 6/8. Ảnh: Reuters
Người Kurd tìm chỗ nấp khi máy bay Mỹ không kích vào mục tiêu là nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan bên ngoài thành phố Erbil hôm qua. Ảnh: AP
Người Kurd tìm chỗ nấp khi máy bay Mỹ không kích vào mục tiêu là nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan bên ngoài thành phố Erbil hôm qua. Ảnh: AP
Đây là cuộc tấn công đầu tiên từ khi Mỹ tham gia hoạt động quân sự ở Iraq và rút quân về nước năm 2011 nhằm ngăn chặn hành vi cực đoan của nhóm người Sunni gần thành phố Erbil của người Kurd. Bên trái ảnh là vị trí Mỹ viện trợ thực phẩm và nước uống tới khu vực hàng nghìn dân thường đang mắc kẹt ở vùng Sinjar. Đồ họa: WSJ
Đây là cuộc tấn công đầu tiên từ khi Mỹ tham gia hoạt động quân sự ở Iraq và rút quân về nước năm 2011 nhằm ngăn chặn hành vi cực đoan của nhóm người Sunni gần thành phố Erbil của người Kurd. Bên trái ảnh là vị trí Mỹ viện trợ thực phẩm và nước uống tới khu vực hàng nghìn dân thường đang mắc kẹt ở vùng Sinjar. Đồ họa: WSJ
Trong ảnh là chiến đấu cơ F/A-18 chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Bush. Quân đội Mỹ hôm qua phát động một loạt cuộc không kích ở Iraq sau khi Tổng thống Mỹ Barrack Obama phê chuẩn quyết định tấn công nhóm phiến quân Hồi giáo IS. Ảnh: Reuters
Trong ảnh là chiến đấu cơ F/A-18 chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Bush. Quân đội Mỹ hôm qua phát động một loạt cuộc không kích ở Iraq sau khi Tổng thống Mỹ Barrack Obama phê chuẩn quyết định tấn công nhóm phiến quân Hồi giáo IS. Ảnh: Reuters
Khói bốc lên từ một trạm kiểm soát ở ngoại ô thành phố Arbil, phía bắc Iraq. Hai máy bay F/A-18 thả những quả bom laser dẫn đường nặng 225 kg xuống một khẩu pháo di động gần Arbil, thủ phủ khu tự trị của người Kurd. Ảnh: Xinhua
Khói bốc lên từ một trạm kiểm soát ở ngoại ô thành phố Arbil, phía bắc Iraq. Hai máy bay F/A-18 thả những quả bom laser dẫn đường nặng 225 kg xuống một khẩu pháo di động gần Arbil, thủ phủ khu tự trị của người Kurd. Ảnh: Xinhua
Hồng Hạnh