"Quân đội Syria không chỉ dừng ở việc giành lại các vùng lãnh thổ bị mất, họ còn đang xây dựng lại lực lượng với quy mô tương đương, thậm chí là lớn hơn trước đây để bù đắp tổn thất sau 7 năm chiến sự. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và chuẩn bị cho mọi tình huống", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman tuyên bố hôm 7/8.
Khi nội chiến nổ ra hồi năm 2011, quân đội♛ chính phủ Syria hứng chịu thiệt hại nặng nề vì tình trạng đào ngũ và tinh thần chiến đấu kém, liên tiếp để mất các mục tiêu trọng yếu vào tay lực lượng nổi dậy và phiến quân Hồi giáo. Đến năm 2015, Tổng thống Syria Bashar al-Assad thừa nhận quân đội nước này thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng và buộc phải co cụm về Damascus để bảo vệ thủ đô.
Tuy nhiên, chiến dịch can thiệp quân sự của Nga đã thay đổi cục diện chiến༺ trường. Không chỉ hỗ trợ về mặt hoả lực, Moskva còn cung cấp nhiều vũ khí trang bị cho Damascus, đồng thờ꧅i triển khai lực lượng cố vấn huấn luyện cho binh sĩ nước này.
Với sự yểm trợ của không quân Nga, quân đội Syria dần xốc lại đội hình và liên tiếp mở các chiến dịch phản công giành lại lãnh thổ. Đến nay, họ đã kiểm soát phần lớn diện tích Syria, đẩy phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng xuống co cụm ở khu v💧ực sa mạc phía tây nam, còn quân nổi dậy phải rút về khu vực đông bắc.
Trình độ kỹ chiến thuật của các ౠsĩ quan, binh sĩ Syria được cải thiện sau từng trận đánh. Tổng thống Assad hồi tháng 5 tuyên bố năng lực phòng không của Syria được tăng cường đáng kể nhờ sự giúp đỡ của Nga.
Ngoài quân đội chính quy, Syria cũng thực hiện chính sách xây dựng Lực lượng Tự vệ Quốc gia (NDF) với sự hỗ trợ của dân quân Hezbollah và Iran. Tehran cũng g꧅ửi nhiều cố vấn để chiến đ🌞ấu cùng quân chính phủ Syria trên nhiều mặt trận.
Những bước đi này giúp quân đội Syria dần khôi phục quy mô trước chiến tranh và nhiều khả năng còn tiếp tục phát triển. Ch🍬iến dịch tấn công phiến quân ở phía tây nam thành công đã giúp quân đội Syria lần đầu tiên kiểm soát lại các điểm cao chiến lược ở Cao nguyên Golan kể từ năm 2011. Điều này khiến Te𒀰l Aviv tỏ ra lo ngại, khi cho rằng tình hình tại Cao nguyên Golan sẽ căng thẳng trở lại.
Căng thẳng giữa hai nước vẫn ở mức cao sau vụ phòng không Israel bắn rơi cườജng kích Su-22 của Syria trên Cao nguyên Golan. Damascus thường xuyên cáo buộc Tel Aviv thực hiện những cuộಞc không kích vào sâu trong lãnh thổ Syria. Quân đội Israel xác nhận đã nhiều lần tấn công lãnh thổ Syria kể từ năm 2013, nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran và nhóm Hezbollah.
Lã Linh