Trong bối cảnh Di🔯ễn đàn chuyên đề thị trường Vốn - Tài chính diễn ra ngày 21/8, ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam chia sẻ với VnExpress nhiều đánh giá và nhận định v🎶ề thị trường vốn, tài c𝓰hính Việt Nam.
Qua đó, JICA bày tỏ sẵn lòng hợp tác với Việt Nam thông qua nhiều phương thức để phát triển vốn và tiếp cận tài chính tốt hꦗơn c🏅ho phát triển khu vực tư nhân.
- Ông có nhận định như th🅺ế nào về những thách thức thị trường vốn- tài chính Việt Nam hiện nay đang đối mặt, đặc biệt là các khoản vốn trung và dài hạn dành cho khu vực kinh tế tư nhân?
- Là một trong những đối tác phát triển với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi nhìn ra một loạt thách thức còn tồn tại trong việc phát triển thị trường vốn và tài chính. Hiện tại, thị trường tài chính của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các khoản vay ngắn hạn từ hệ thống ngân hàng thương mại để cấp vốn, chứ chưa dựa vào thị trường vố🅰n với nguồn tài chính dài hạn hơn.
Xét cả về🏅 số lượng lẫn chất lượng, thị trường vốn của Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển. Mặc dù, vốn hóa của thị trường chứng khoán trong nước đạt được mức trên 70% GDP nhờ những nỗ lực, tiến bộ lớn gần đây trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quy mô thị trường này vẫn chưa đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về vốn n🐭gày càng cao của khối kinh tế tư nhân.
Ngoài ra, số lượng nhà đầu tư chiến lược và các tổ chức nắm giữ cổ phiếu lâu dài, theo đuổi doanh thu dài hạn vẫn còn ít. Việc nhiều nhà đầu tư chỉ tham gia thị trường đểꦜ lướt sóng kiếm lợi nhuận ngắn hạn có thể làm hạn chế ❀khả năng các doanh nghiệp tiếp cận nguồn đầu tư dài hạn để tăng trưởng kinh doanh.
Điều này dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh tiềm năng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kênh thị trường trái phiếu doanh nghiệp tuy được đá🍬nh giá quan trọng để huy động vốn dài hạn thì hiện mới ở giai đoạn phát triển ban đầu.
- Theo ông, những việc quan trọng nhất Việt Nam cần làm ngay là gì để cơ cấu lại thị trường vốn?
- Một trong những kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán là Nhật Bản luôn cố gắng duy trì một thị trường công bằng, minh bạch và hiệu quả để phục vụ nhu cầu vốn d🐻ài hạn của doanh nghiệp.
Để làm được điều này, các bên cần tăng cường quản trị doanh nghiệp tốt và công bố thông tin, hiện đại hoá tiêu chuẩn báo cáo tài chính, đa dạng hóa các công cụ tài ♏chính (phân loại cổ phiếu, ETF, phái sinh,...), thiết kế cơ cấu thị trường tốt hơn (phân bảng đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư).
Bên cạnh đó, các bên cũng cần tăng cường giám sát thị trường, nuôi dưỡng lực lượng trung gian thị trường (các công ty chứng khoán), thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư gồm những nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, lắp đặt hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xây dựng mạng lưới an toàn cho các nhà đầu tư... Các giải pháp kể trên giúp cho vốn hóa thị trường chứng khoán Nhật Bản💜 đạt mức 124% GDP, xếp hạng thứ 2 trên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Mặc dù Việt Nam có bối cảnh phát triển không giống với Nhật Bản, điều quan trọng vẫn là việc tạo nên một thị trường lành mạnh, thân thiện, minh bạch để thu hút thêm nhà đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính đang tăng cao. Ở quốc gia nào, thị trường nào thì các giá trị cಌông bằng, minh bạc🐻h và hiệu quả của thị trường vẫn luôn cần thiết cho mục tiêu trên
- Trong tương lai, JICA sẽ có những dự án, kế hoạch gì nữa để hỗ trợ Việt Nam tăng trưởng thị trường vốn - tài chính?
- Trong bối cảnh thị trường vốn - tài chính của Việt Nam hiện nay, JICA sẽ sớm cho ra mắt dự án kéo dài ba năm với tên gọi "Dự án Nâng c♋ao năng lực để cải thiện tính Công bằng và ꧅Minh bạch của thị trường cổ phiếu Việt Nam".
Đây là dự án chúng tôi hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Dự án này hướng đến hỗ trợ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở Giao ꦅdịch Chứng khoán đẩy mạnh năng lực, cải thiện các yඣếu tố công bằng, minh bạch của tಌhị trường.
Dự án bao gồm bốn cấu phần chính là Giám sát thị trường, Giám sát các trung gian thị trư༒ờng, IPO và quản lý niêm yết, Nâng cao nhận thức của đơn vị phát hành cổ phiếu về 🗹bảo vệ nhà đầu tư.
Dự án này hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu chiến lược dài hạn của Chính phủ về phát triển thị trường chứng khoán (Quyết định số 252) và định hướng Luật Chứng khoán sửa đổi sắp tới. Thông qua chương trình này, JICA tin rằng thị trường cổ phiếu của Việt N💧am sẽ được cải thiện theo hướng minh bạch và công bằng. Từ đó, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn trong thờ💞i gian tới.
Phương Nguyên
Những thực trạng và giải pháp để tá🦩i cấu trúc thị trường vốn - tài chính sẽ được thảo luận trong chuyên đề thứ hai thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 (Vietnam Economic Forum - ViEF) khai mạc sáng 21/8 tại ♕Hà Nội. Diễn đàn là nơi các nhà quản lý, giới chuyên gia và doanh nghiệp cùng nhau phân tích toàn cảnh thị trường vốn và tài chính tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những phương án, đề xuất giải pháp xây dựng thị trường vốn cho đầu tư dài hạn. Chương trình do VnExpress phối😼 hợp cùng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân của chính phủ tổ chức. Theo dõi chương trình và đăng ký tham dự tại: //vief.168betvisa-slots.com/ |