Giới chức Hong Kong cho biết những người cam kết duy trì Luật Cơ bản Hong Kong, cũng như bày tỏ trung thành với chính quyền thành phố và chính phủ trung ương mới được tham gia tr𒁃anh cử vào Hội đồng Lập pháp diễn ra vào ngày 6/9. Hong Kong cũng đưa ra danh sách hành động có thể vi phạm nguyên tắc này, như thúc đẩy độc lập, kêu gọi can thiệp từ nước ngoài và thể hiện sự phản đối luật an ninh đặc khu được Bắc Kinh thông qua tháng trước.
Chính quyền Ho♉ng Kong cảnh báo có thể cấm📖 tranh cử thêm nhiều ứng viên, cho biết những chiến dịch nhằm chặn đạo luật bằng cách giành đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp hoặc từ chối công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hong Kong cũng có thể dẫn tới mất quyền tranh cử.
Ngoài Josh🌄ua Wong, nhiều người thường xuyên chỉ trích chính quyền đại lục như Gwyneth Ho, Lester Shum, Tiffany Yuen và Fergus Leung cũng không đủ điều kiện tranh cử. Đảng Dân sự, một trong những tổ chức ủng hộ dân chủ tại Hong Kong, cho biết 4 thành viên cũng không đủ điều kiện tranh cử.
Joshua Wong bày tỏ p🌊hản đối trên mạng xã hội Twitter, cho rằng quyết định này đã "bỏ qua suy nghĩ của người d𒊎ân Hong Kong và đe dọa quyền tự quyết của thành phố".
Văn phòng Liên lạc Bắc Kinh tại Hong Kong ra thông cáo ủng hộ quyết định của ♔chính quyền thành phố, cho rằng quan điểm chính trị của những ứng viên trên "đã vượt qua ranh giới pháp lý". "Cơ quan lập pháp Hong Kong làm sao có thể chấp nhận những người vô đạo đức đang tìm cách phá nguyên tắc 'một quốc gia, hai chế độ' và sự thịnh vượng của đặc khu như vậy", thông cáo có đoạn vi🔯ết.
Theo quy định về bầu cử sau năm 1997, thời điểm Hong Kong được trao trả về Trung Quốc, một nửa trong 70 g♉hế của Hội đồng Lập pháp được bầu trực tiếp. Những ghế còn lại sẽ được bầu bởi các cộng đồng kinh doanh và các nhóm ủng hộ sự ổn định của Hong Kong.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, phe ủng hộ dân chủ giành 29 ghế, nhưng sau đó 6 người bị loại vì quốc hội Trung Quốc cho rằng lời tuyên thệ nhậm chức của họ không phù hợp. Họ c🧸ó thể chặn các đạo luật tại đặc khu nếu giành đủ 35 ghế trong Hội 🌺đồng Lập pháp.
Wong được gọi là thủ lĩnh biểu tình "ô dù" của sinh viên vào năm 2014 nhằm phản đối Bắc Kinh can thiệp quá sâu vào cuộc b🍬ầu cử trưởng đặc khu Hong Kong năm 2017. Bi🐎ểu tình được gọi "ô dù" do người tham gia mang theo ô để che mưa, nắng và tránh hơi cay.
🦹Tháng 1/2018, Wong bị kết án ba tháng tù vì tội chống người thi hành công vụ, nhưng chỉ thụ án 6 ngày rồi được tại ngoại để chờ kháng cáo. Hồi tháng 5, Wong phải quay lại nhà tù nhưng được giảm án xuống còn hai tháng và được trả tự do hôm 17/6. Wong năm ngoái cũng bị cấm tranh cử trong cuộc bầu cử cấp quận do vi phạm luật bầu cử.
Luật an ninh Hong Kong ไhình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên 𓆏ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Nhiều quốc gia và tổ chức thế giới bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyênܫ tắc "một quốc gia, hai chế độ". Chính phủ Anh và ꦆAustralia còn tuyên bố "mở cửa" tiếp nhận người Hong Kong sau khi luật an ninh có hiệu lực.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong nhiều lần khẳng định luật an ninh mới nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển cho đặc khu, đồng thời cảnh báo các quốc gia không can thiệp vấn đề nội b🔜ộ.
Cảnh sát Hong Kong hôm qua thông báo đã bắt 4 sinh viên theo luật an ninh mới, do🥃 những người này liên quan tới một nhóm ủng hộ độc lập cho 🌌đặc khu.
Vũ Anh (Theo AFP)