Juventus và Milan đều thừa nhận Super League không còn khả thi, nhưng chưa rút khỏi dự án. Inter đến nay vẫn là CLB Italy duy nhất là💦m điều này.
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Italy, Gravina khẳng định: "Như một điều luật chống Super League, bất kỳ CLB nào đang cân nhắc tham gia giải đấu không được UEFA, FIFA và Liên đoàn bóng đá Italy cho phép đều sẽ mất tư cách thành viên. Quy tắc này sẽ được đưa vào g﷽iấy phép quốc gia và bộ luật thể thao. Đến thời điểm nộp đơn đăng ký giải vô địch quốc gia, CLB tham gia các giải mang tính chất tư nhân sẽ bị loại".
Sau khi ra mắt ngày 18/4, Super League đã nhanh chóng chết yểu. Trước sức ép của dư luận, tám trong 12 CLB sáng lập, gồm Man Utd, Man City, Chelsea, Liverpool, Arsenal, Tottenham, Inter và Atletico Madrid, đồng loạt tuyên bố rút lui. Bốn CLB chưa 🉐chịu làm điều này gồm Barca, Real, Juventꦆus và Milan.
Theo tờ Der Spiegel, CLB rút khỏi Super League sẽ phải bồi thường 363 triệu USD. Tuy nhiên, chưa rõ điều khoản bồi thường phụ thuộc vào thời điểm 𒁃ký hợp đồng, hay giải đấu hình thành.
Theo kế hoạch ban đầu, Super League gồm 15 CLB sáng lập có su🌌ất thi đấu vĩnh viễn và năm CLB chọn tùy theo thành tích hàng năm. Nhóm sáng lập dự kiến kết nạp thêm ba thành viên còn thiếu. Super League hướng đến doanh thu khoảng sáu tỷ USD/năm. Mức chia thưởng cho từng thành viên lên đến hàng trăm triệu, cao hơn nhiều lần so với thưởng tại Champions League.
Sau khi dự án được công bố, các quan chức Liên đoàn, HLV, cựu cầu thủ, chính trị gia và CĐV đã tập hợp tạo thành một làn sóng phản đối toàn cầu. 12 CLB sáng lập trở thành mục tiêu bị công kích. Gravina vui mừng: "Tôi đã thảo luận rất cởi mở và công bằng về Super League với Chủ tịch UEFA. Chúng tôi nhanh chóng cảm thấy sự tương đồng. Tôi cũng ấn tượng về quyết tâm của các lực lượng chính trị. Thủ tướng Anh thật không chê vào đâu được. Ông ấy kêu gọi người hâm mộ, chứ không phải cácღ CLB. Đó ꦚlà một thông điệp quan trọng".
Thanh Quý (theo Goal)