Vấn nạn karaoke dạo "tra tấn" người dân được đưa lên bàn nghị sự HĐND thành phố vài ngày qua. Độc giả Long Nam cho rằng loa kẹo kéo chỉ là một phần của vấn nạn ô nhiễm âm thanh và đề xuất xử phạt vi phạm nghiêm khắc:
Loa kéo chỉ là một phần của câu chuyện. Câu chuyệ🗹n ở đây chính là vấn🉐 nạn ô nhiễm âm thanh mà người dân hàng ngày phải hứng chịu. Ô nhiễm âm thanh ở đây còn có các nguồn âm thanh từ các cửa hàng, trung tâm mua sắm, siêu thị điện máy...
Gần đây thì còn có thêm sự xuất hiện của hình thức loa kẹo♚ kéo, loa dạo vỉa hè. Điển hình là ngay các ngã tư đường, những người bán dạo vỉa hè họ đặt cái loa chĩa thẳng ra đường, rồi cứ thế mở🐓 hết công suất. Người đi đường, người dừng xe chờ đèn đỏ phải chịu trận hết.
Nếu bạn xui xẻo, bạn phải đứng đúng vị trí cái loa chĩa thẳng vào tai là thôi rồi. Một lần nữa, tôi muốn nói rằng đừng có đem cái nghèo ra để biện hộ cho những hành vi thiếu ý thức, ảnh ꦗhưởng đến cộng đồng như vậy. Bạn có quyền kinh doanh, mua bán theo quy định của pháp luật, nhưng bạn đừng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người khác.
Và chuyện xử lý những vấn đề này, không thể dừng ở mức kêu gọi, vận động ý thức của họ, mà cần sự chế tài nghiêm khắc của pháp luật. Đối với vấn đề này, tôi chắc chắn nếu xử🌱 lý nghiêm như xử phạtꩲ nồng độ cồn thì xã hội hoàn toàn ủng hộ.
Cùng quan điểm, độc giả Bruce Truong chia sẻ:
Ở Việt Nam, tôi cho rằng có một loại ô nhiễm đứng sau ô nhiễm môi trường là ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài đường ban ngày thì còi xe inh ỏi, ban đêm thì hát hò ầm ĩ. Cụm từ ô nhiễm tiếng ồn trước đây đã có đề cập đến nhưng rồi lại đâu vào đấy. Tꦰhiết nghĩ luật pháp cần có chế tài khi mà sự ý thức của con người không còn nữa.
Tôi đã từng qua một số nước phương Tây và tôi thấy họ không hẳn văn minh mà vì luật pháp của họ nghiêm minh. Lấy ví dụ, người tham gia giao thông không sử dụng còi/ kèn một cách tuỳ tiện. Về việc hát hò, họ cho phép mọi người thoải mái ở những ngày cuối tuần, còn ngày trong tuần chỉ đến 22h là không được phép ồn ào. Nếu bạn hát hò tụ tập ồn ào sau 22h𓆏 thì hàng xóm có quyền gọi cảnh🎀 sát và khi cảnh sát tới họ sẽ phạt bạn vì gây ồn ào.
Độc giả V.N. cho rằng nhà chức trách cần có biện pháp quản lý đồng bộ và chặt chẽ mới hy vọng dẹp được tiếng ồn:
Điều mà chúng ta cần là một hệ thống từ trên xuống dướღi. Quy hoạch rõ ràng, giấy phép kỹ càng. Khu vực nào được phép làm nhà hàng quán nhậu? Khu nhà ở ra🍨 nhà ở, nhà kinh doanh ra nhà kinh doanh. Khu vực kinh doanh thì làm gì, giấy phép ra sao, cam kết thế nào về an toàn vệ sinh, tiếng ồn, môi trường? Kinh doanh loại nào được hoạt động khung giờ nào thì mới mong giải quyết triệt để nhiều vấn đề chứ không chỉ tiếng ồn.
Nhiều hàng quán nhìn vậy chứ doanh thu khủng hơn, tiêu dùng cao hơn, ô nhiễm nhiều hơn cả một công ty 30-40 người nên phải có biện pháp áp đặt chặt chẽ. Xây nhà chung cư trong khu đô thị gần trường học, khu dân cư, không🃏 có chuyện xây dựng thâu đêm suốt sáng.
Hay mở quán nhậu kế bên nhà hàng xóm không được mở loa cả ngày hay nửa ngày gì cả, tốt nhất là ra khu vực chuyên kinh doanh ăn uống🦩 mà đăng ký. Rồi còn trăm nghề ồn ào khác như mộc, thiếc, sửa xe... Chúng ta cứ hôm nay dàn loa, mai lại lòi ra cái khác thì người dân ý thức thế nào được về môi trường và tôn trọng người khác. Nếu quy định và quy hoạch rõ ràng, người dân hiểu và chấp hành theo thôi.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Hữu Nghị tổng hợp