Số ca nhไiễm tăng nhanh chóng từ đầu tháng 10, song chính phủ vẫn chưa đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơnꦆ như đeo khẩu trang, triển khai hộ chiếu vaccine và khuyến nghị làm việc từ xa.
Ngày 19/10, Anh báo cáo 223 ca tử vong do nhiễm nCoV trong vòng 28 ngày, con số cao nhất trong 7 tháng trở lại đây. Số ca mắc Covid-19 trung bình 7 ngày là hơn 44.000. Anh hiện là một trong những 🥃quốc gia có tỷ lệ dương tính mới 🅘hàng tuần cao nhất thế giới.
Theo 🏅Thủ tướng Boris Johnson, nếu "kế hoạch A" (khuyến khích tiêm vaccine cúm và Covid-19) chưa đủ để giảm thiểu áp lực với NHS, Anh sẽ triển khai "kế hoạch B". Theo đó, người dân bắt buộc đeo khẩu trang ở một số địa điểm, làm việc tại nhà và triển khai hộ chiꦑếu vaccine. Người phát ngôn chính thức của thủ tướng ngày 19/10 cho biết chính phủ không có kế hoạch sử dụng biện pháp dự phòng trong mùa đông.
Phố Downing đan🔴g theo dõi rất sát sao tình hình, song Matthew Taylor, giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế Quốc gia (NHS Confederation), nhận định chính phủ cần hành động ngay tức khắc để Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) không rơi vào khủng hoảng.
"Chúng ta đang ở ngay bờ vực, đó là giữa tháng 10. Chúng ta cần đến may mắn đề không rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc trong ba tháng tới", Taylor nói. "Chính phủ không nên dừng lại ở kế hoạch B, mà phải tính đến cả kế hoạch B+. Kế hoạch B có thể bao gồm đeo khẩu trang, làm việc từ xa, nhưng chúng ta cũng nên cố gắng huy động nguồn lực quốc gia một 🦹cách hiệu quả như trong làn sóng thứ hai, khi công chúng hết lòng ủng hộ và giúp đỡ hệ thống y tế".
Theo ông Taylor, các bộ trưởng khuyến khích người dân góp sức bằng cách sử dụng NHS có trách nhiệm, quan tâm đến hàng xóm, làm tình nguyện hoặc thậm chí tജái gia nhập lực lượng chăm sóc s𒅌ức khỏe.
"Chúng ta cần đoàn kết trong vài tháng tới, cố gắng giảm thiểu hành vi rủi🍃 ro không cần thiết. Giờ không phải lúc thắc mắc ‘không làm điều này thì sao?’. Nếu không hợp sức, phải rất may mắn thì hệ thống y tế mới thoát khỏi 🎃khủng hoảng trong ba tháng tới", ông nói thêm.
Lãnh đạo đảng Lao động Keir Starmer cho rằng ông Johnson đang chủ quan trong khi ngày càng nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo. Ông kêu gọi chính phủ "lên tiếng và đảm bảo với công chúng rằng họ đã🤡 rút ra kinh nghiệm từ bài học năm ngoái".
Giới nhà khoa học cũng đang thúc giục các bộ ꧟trưởng công bố kế hoạch B. Giáo sư Christina Pagel của Đại học UCL cho biết: "Số ca nhiễm và người nhập viện gia tăng đều đặn. Dịch bệnh tại trường học ngoài tầm kiểm soát, Chính phủ phải chuyển sang kế hoạch B ngay lập tức và đẩy mạnh việc triển khai vaccine, ở người người chưa tiêm ch𓃲ủng hoặc mới tiêm một liều".
Giáo sư Rowland Kao, ủy viên ban cố vấn Hội đồng Khoa học về Bệnh cúm và Mô hình Dịch tễ, nhận định: "Các biện pháp nhẹ nhàng, đặc biệt không ảnh hưởng tiêu cực đến🗹 sinh kế của người dân hay gây hại gián tiếp, nên được hoan nghênh. Tôi nghĩ chúng sẽ hiệu quả ngay lập tức".
Giáo sư Neil Ferguson, từ Đại học Hoàng gia London, nhận định cần tăng tốc tiêm chủng hai liều cho thanh thiếu niên để ngăn chặn lây truyền. Jim McManus, ch💯ủ tịch lâm thời của Hiệp hội Giám đốc Y tế Công cộng, cho biết cần gấp rút tham khảo ý kiến, xem xét một cách nghiêm túc các biện p𒆙háp dập dịch và thời điểm triển khai kế hoạch B.
Chỉ riêng ở Anh, ♏số người được điều trị tại bệnh viện đã đ😼ạt mức kỷ lục 5,7 triệu. NHS phải vật lộn giải quyết lượng bệnh nhân tồn đọng hàng ngày do đại dịch gây ra.
Theo ông Taylor, NHS đã thực hiện 1,1 triệu thủ tục y khoa vào tháng 8, nhu c💦ầu dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện cũng như điều trị tâm lý, xe cứu thương và chăm sóc ban đầu tăng cao. NHS ngày 20/10 kêu gọi 100.000 người hiến máu khi ngân hàng máu giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996.
Thục Linh (Theo Guardian)