Trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ từng phát triển chiến thuật "đánh bom hạt nhân tự sát" nhằm đối phó với Liên Xô. Theo kế hoạch này, lính đặc nhiệm Mỹ sẽ mang theo quả bom hạt nhân cỡ nhỏ đột nhập vào vị trí trọng yếu của đối phương và kích nổ chúng để gây thiệt hại nặng nề, dù anh ta sẽ phải trả giá bằng chính tính mạng của mình, theo Army Times.
Mark Bentley, cựu chiến binh thuộc lực lượng Hủy diệt Hạt nhân Đặc biệt của lục quân Mỹ, cho biết loại bom hạt nhân cỡ nhỏ n𝓰ày có tên SADM, được phát triển sau chiến tranh Triều Tiên. Vào thời kỳ này, Mỹ quyết định triển khai tất cả các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm tiêu diệt nhanh chóng các lực lưღợng của Liên Xô và đồng minh khối Hiệp ước Warsaw nếu chiến tranh tổng lực nổ ra.
"Liên Xô có lực lượng bộ binh hùng hậu lớn hơn rất nhiều so với lục quân Mỹ và NATO. Khi xem xét kịch bản nổ ra chiến tranh ở châu Âu, các chỉ huy Mỹ lúc đó cho rằng họ gần như không thể ngăn chặn được người Nga nếu họ tấn công từ phía đông. D✅o đó chiến lược đề ra là phá hủy các tuyếඣn đường khác để dồn họ vào một hướng và dùng vũ khí lớn để chống lại họ", Bentley cho biết.
Học thuyết quân sự của Mỹ khi đó cho rằng trong điều kiện phù🐼 hợp, một binh sĩ có thể dùng bom hạt nhân cỡ nhỏ phá hủy hàng loạt xe tăng và tiêu diệt hàng trăm binh sĩ đối phương. Đó là cơ sở để Mỹ chế tạo SADM, quả bom hạt nhân cỡ nhỏ có trọng lượng hơn 26 kg, được bọc trong vỏ bảo vệ bằng nhôm và sợi thủy tinh với quai đeo.
Khi được kích nổ, bom hạt nhân SADM có thể phá hủy sân bay, bến cảng, trung tâm công nghiệp và các cơ sở khác hoặc tạo ra vùng phóng xạ trên chꦉiến trường chặn bước tiến của đối phương. Qủa bom này sử dụng đầu đạn W54 có sức nổ 0,1-1 kiloton, tương đương 100-1.000 tấn thuốc nổ TNT. Các đội A trong lực lượng đặc nhiệm của lục quân, thủy quân lục chiến hoặc hải quân Mỹ được huấn luyện để sử dụng loại vũ khí này.
Bentley nhập ngũ năm 1968, rồi được điều về một trung đội Hủy diệt Nguyên tử Đặc biệt để tiến hành chương trì🌟nh huấn luyện đặc biệt với bom SADM. Ông cùng các thꦯành viên trong trung đội hàng ngày ôm một quả bom SADM mô hình vào rừng, thực hiện các thao tác kích hoạt, rồi chờ đợi kết quả.
"Về lý thuyết, chúng tôi có thể cài thiết bị hẹn giờ để rời khỏi hiện trường, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ thực tế, luôn phải có người ở 𒁃lại để bảo vệ quả bom, ngăn đối phương phát hiện và vô hiệu hóa nó. Đó là nhiệm vụ tự sát", Bentley khẳng định. Trong các đợt huấn luyện, Bentley và các đồng đội đều được quán triệt rằng họ gần như không thể thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm khi kích nổ quả bom hạt nhân này.
Tuy nhiên, đơn vị của Bentley không bao giờ được huy động để thực hiện nhiệm vụ "đánh ღbom hạt nhân tự sát", có lẽ là do quân đội Mỹ cho rằng việc thả bom hạt nhân từ oanh tạc cơ sẽ khả thi hơn, hoặc căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh cũng dần hạ nhiệt.
Việꦰc đưa bom SADM vào chiến dịch đối mặt với nhiều rủi ro như vận tải cơ chở vũ khí và đội đặc nhiệm có thể bị bắn hạ hay đội đặc nhiệm bị truy lùng gắt gao trước khi tới mục tiêu. Các chỉ huy khó lòng nắm đượꦚc kết quả của chiến dịch sử dụng bom hạt nhân SADM, trong khi phương án tấn công hạt nhân bằng máy bay chiến đấu phản lực vào các mục tiêu quan trọng sẽ khả thi hơn.
Việc SADM có đặc tính gần giống vũ khí thông thường và có thể sử dụng phổ biến trên chiến trường cũng có thể khiến đối phương leo thang với việc sử dụng vũ khí hạt nhân mạnh hơn cho tới lúc nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn diện hủy diệt t🌄hế giới.
Tới năm 1989, quân đội Mỹ bắt đầu loại biên bom SADM. Lầu Năm Góc không đưa ra lý do loại biên vũ khí này, nhưng nhiều ღkhả năng họ nhận thấy bom SADM sẽ không phát huy hiệu quả🐻 nếu chiến tranh tổng lực nổ ra.
Nguyễn Tiến